Hình ảnh sành điệu của thanh niên Sài Gòn những năm 1970 trong các Đại hội Nhạc Trẻ

Đây là những hình ảnh trong loạt ảnh hiếm về kỳ Đại hội Nhạc Trẻ tại Sài Gòn từ năm 1971 tới năm 1974. Thời kỳ đó phong trào âm nhạc của miền Nam đang lên rất mạnh mẽ và tự do.

Trong thập niên 1960, lối sống p.hó.ng t.úng kiểu Pháp du nhập mạnh vào thanh thiếu niên miền Nam Việt Nam, vì thế, thị trường giải trí đứng trước cơn khát thay đổi phong cách chậm buồn sang các trường phái sôi nổi hơn, xua tan nỗi chán ghét c.hiế.n t.ra.nh.

Năm 1964, nhóm học sinh kiêm nhạc sĩ Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang và Kỳ Phát tổ chức tại Trường Trung học La San Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa – 20 Lý Tự Trọng, quận 1) một đại nhạc hội. Sự kiện hy hữu này lập tức được báo giới đăng tải và thổi bùng cơn sốt ái mộ trong lứa hoa niên.

Từ các năm sau, nhạc hội này lần lượt được tổ chức tại các tụ điểm như rạp Đại Kim Đô, rạp Thống Nhất, rạp Quốc Thanh, vũ tr.ường Đại Thế Giới, vũ tr.ường Maxim’s với sức nóng và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn.

Nhưng phải đến năm 1969, sự kiện này mới chính thức mang danh Đại hội Nhạc trẻ và phỏng theo phương thức hoạt động của phong trào Woodstock. Mặc dù địa điểm không cố định, nhưng sân trường Taberd vẫn được coi là “tổ đình” của nhạc hội với các yếu nhân là Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát quy tụ trong Bán nguyệt san Trẻ.

Từ tờ báo này, thuật ngữ Nhạc Trẻ xuất hiện năm 1965 và ngày càng nhiều để chỉ chung những dòng k.ích độ.ng nhạc mang hơi hướng jazz, rock, psychedelic…

Đại hội Nhạc Nhạc trẻ thu hút lượng lớn nhạc sĩ, ca sĩ, ban nhạc tới từ Sài Gòn, Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng, Huế. Vì mục đích kêu gọi hòa bình nên các cá nhân hoặc tổ chức ngoại quốc cũng được hoan nghênh, một số ca sĩ và ban nhạc Phi Luật Tân, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ… cũng đăng ký tham dự.

Do lượng quan tâm quá lớn nên Đại hội phải chuyển ra những hội trường rộng hơn như Sân vận động Hoa Lư, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Công viên Tao Đàn; đương thời được báo giới đánh giá là sự kiện âm nhạc có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn nhất Á châu.

Giai đoạn này, Sài Gòn luôn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có 2 loại, đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như Chế Linh, Duy Khánh… Hát nhạc k.ích độ.ng “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Khánh Băng – Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố… mà những ban nhạc rock “tinh tuyền” gọi là rock “dởm”.

Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội k.ích độ.ng nhạc hoặc nhạc p.hản c.hiế.n, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd. Đại nhạc hội k.ích độ.ng thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư, đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ, dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội k.ích độ.ng nhạc do Trường Kỳ tổ chức.

Đại hội k.ích độ.ng nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5) vào năm 1963, quy tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội k.ích độ.ng nhạc được tổ chức thường xuyên với những ban nhạc “thuần” rock như The Peanuts Company, The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC….

>>> Xem thêm: Tổng hợp những ban nhạc trẻ đình đám của Sài Gòn trước 1975

Đại nhạc hội cuối cùng được tổ chức tháng 12 năm 1974 tại Trường Taberd.

Một số hình ảnh quý còn lưu giữ:

(Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *