Có thể bạn chưa biết: Gần 70 năm trước, Hà Nội từng có cây cầu phao nối ra Tháp Rùa

Trước khi cảnh quan của hồ Hoàn K.i.ế.m và Tháp Rùa được hoàn thiện như ngày nay, ít ai biết rằng nơi đây từng tồn tại một chiếc cầu phao để đi ra được Tháp Rùa.

Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến

Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Hoàn K.i.ế.m. Tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2. Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa tạo nên nét đẹp đ.ộ.c đáo, riêng biệt của Tháp Rùa. Điều quan trọng nhất là Tháp Rùa đã, đang tồn tại không chỉ là hiện hữu mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của cả dân tộc nói chung.

Trong ảnh là vợ chồng Nhạc sỹ Phạm Duy – Thái Hằng (ảnh st)

Trước khi cảnh quan của Tháp Rùa được hoàn chỉnh như ngày nay, ít ai biết rằng từng có một chiếc cầu phao bắc đến Tháp Rùa. Dưới đây, chúng tôi đăng tải lại bài viết của tác giả Viet Cuong Sarraut trong nhóm Hà Nội Tri Thức – Connaissance De Hanoi – Knowledge Of Hanoi về thông tin này:

Trong dịp Tết Quý Tỵ 1953 khi ấy Chính quyền Hà Nội mở chợ phiên bên Hồ G.ư.ơ.m ở đoạn nhà Thuỷ Tạ tới Hàng Khay với nhiều ki-ốt hàng hoá, đồ lưu niệm và ẩm thực.

Cầu phao này chỉ tồn tại vài tháng

Nhân sự kiện này có một người là ông chủ hãng bút chì ĐỊA CẦU – hãng bút chì có lẽ là duy nhất cung cấp cho dân Hà Nội bấy giờ cùng với một người là bạn thân của ông, cũng là một doanh nhân, chủ của hãng may CHEPYLUX. Hai ông nẩy ra ý định làm một chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ phía phố Lê Thái Tổ ngày nay đi ra Tháp Rùa. Được chính quyền thành phố chấp nhận cho hai ông thực hiện ý tưởng này.

>>> Xem thêm: Hà Nội thời xe đạp kín đường: Phải nhịn ăn 7 tháng mới mua được 1 chiếc

Cây cầu phao có “tuổi đời” ngắn ngủi

Cây cầu này có tuổi thọ rất ngắn ngủi chỉ vài tháng trong và sau thời gian diễn ra chợ phiên. Tất nhiên ai muốn đi trên chiếc cầu này ra Tháp Rùa là phải mua vé. Người dân Hà Nội thời đó rất vui và phấn khởi vì ngoài đi chơi chợ phiên lại còn được hưởng cái thú được đặt chân lên Tháp Rùa.

Cây cầu được dựng cho người dân thủ đô được chiêm ngưỡng Tháp Rùa

Một năm sau chính phủ VNDCCH tiếp quản Hà Nội, những người biết về chiếc cầu này hầu hết đã rời khỏi Hà Nội hoặc nếu còn ở Hà Nội thì nay đã già, đã m.ấ.t và câu chuyện chiếc cầu dần đi vào quên lãng.

Dưới bài viết, tác giả Viet Cuong Sarraut cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi không khảo cứu được thông tin cụ thể ngày dựng và tháo dỡ cây cầu, chỉ được nghe người già kể lại và chút ít thông tin trên m.ạ.n.g. Thông qua bài viết này, tác giả cũng muốn nhận được sự bổ sung thêm các chi tiết của các thành viên trong cộng đồng để câu chuyện cây cầu phao này thêm sáng tỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *