Quay ngược thời gian cùng ngắm nhìn những lễ hội xuân ở miền Bắc cách đây 100 năm

Đám rước kiệu trong lễ hội Phủ Giày, mưa xuân trong lễ hội chùa Hương, múa rồng trong lễ hội đền Voi Phục… là loạt ảnh đặc sắc về các lễ hội xuân nổi tiếng ở miền Bắc thập niên 1920.

Lễ hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách đến lễ hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an…).

Quang cảnh tại bến Đục, điểm xuất phát của khách hành hương trong lễ hội chùa Hương, mùa xuân năm 1927.

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa này “vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vaò đây tu hành 9 năm , đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. (ngày phật đản là ngày 19 tháng hai hàng năm theo âm lịch). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

>>> Xem thêm: Đường đi lối lại của người Việt xưa: Không phải đường bộ, đường thủy mới là “t̼h̼ư̼ợ̼n̼g̼ ̼c̼ổ̼ ̼h̼u̼y̼ế̼t̼ ̼m̼ạ̼c̼h̼”

Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa” (Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp . Hoặc quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi…” nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp để thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

Từ sân chùa Thiên Trù nhìn ra cổng tam quan trong cơn mưa phùn ngày xuân, lễ hội chùa Hương năm 1927.

Có thể thấy, lễ hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc – hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất – trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng – trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Lễ hội Phủ Giày

Phủ Giầy là tên gọi của quần thể di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Phủ Giầy trước có tên cổ là Kẻ Giầy,  cho tới khi Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Giầy.

Lễ hội Phủ Giầy Nam Định là lễ hội tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh – một bậc “Thiên hạ mẫu nghi”, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Liễu Hạnh đã được phụng thờ ở nhiều nơi: Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ, Phủ Sòng và rất nhiều các phủ, đền khác. Nhưng lễ hội Phủ Giầy là lễ hội lớn nhất và có tính quy mô nhất.

Nhóm phụ nữ vận chuyển đồ thờ tự chuẩn bị cho đám rước của lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920.

Hội Phủ Giầy kéo dài 10 ngày từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Đồ lễ phổ biến là hương, hoa quả tinh khiết đặt tại cung Đệ nhất thờ Mẫu. Đồ lễ mặn đặt tại ban Công Đồng và ban thờ các quan. Ngoài những hình thức lễ thông thường như ở các di tích tôn giáo khác như đặt lễ, thắp hương, khấn vái, xin âm dương, hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và Phủ Giầy nói riêng có thêm hình thức đặc biệt là hầu đồng (hầu bóng).

Đám rước kiệu di chuyển trên đường làng trong lễ hội Phủ Giày, thập niên 1920.

Lễ hội đền Đồng Nhân

Chính hội vào ngày 5/2 âm lịch có lễ tắm tượng, mở cửa hậu cung, tế và múa đèn. Ðám rước thánh giá cử hành uy nghi từ đền ra sông Hồng để tắm tượng. Sau đó rước tượng Hai Bà trở về đền. Cuộc tế được tiến hành rất trang nghiêm. Phần lễ có nhiều tiết mục đặc sắc, nhất là điệu múa đèn thờ.

Đám rước đi qua cổng đền trong lễ hội đền Đồng Nhân, thập niên 1920.

Tham gia biểu diễn tiết mục múa đèn là 10-12 cô gái trẻ đẹp, ăn mặc sặc sỡ, mỗi cô gái cầm 2 ngọn đèn. Ðiệu múa uyển chuyển theo nhịp trống cơm bập bùng làm náo nức lòng người. Trong lễ hội còn có nhiều trò chơi. Ngày 6 rã đám, có tế lễ dâng hương.

Lễ hội Đồng Nhân là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân Thủ đô, nó giúp cho con cháu các đời sau luôn biết hướng về cội nguồn, không quên ơn các vị anh hùng dân tộc đã có công chống giặc giữ nước.

Lễ hội đền Voi Phục

Đền Voi Phục thuộc “Thăng Long Tứ Trấn”, thờ Hoàng tử Linh Lang. Linh Lang là hoàng tử thứ 4, con Vua Lý Thánh Tông và cung phi thứ 9 là bà Nạo Nương. Thủa ấy, quân xâm lược nhà Tống kết hợp với quân Chiêm thành xâm chiếm nước ta. Hoàng tử đã xin vua cha được ra trận để dẹp giặc. Vua đồng ý và cấp quân lệnh cho hoàng tử tùy nghi hành động. Với tài thao lược của mình, Hoàng tử Linh Lang đã đánh tan quân giặc, giữ yên được bờ cõi.

Đoàn múa rồng thu hút mọi ánh nhìn trong đám rước của lễ hội đền Voi Phục, Hà Nội năm 1928.

Nhà vua mở yến tiệc khao thưởng các tướng sĩ và có ý muốn nhường ngôi cho hoàng tử Linh Lang nhưng ngài không nhận. Ít lâu sau, hoàng tử lâm b.ệnh và mất vào ngày mùng 10 tháng Hai âm lịch. Vua cha thương xót người con có tài, nên sắc phong là “Linh Lang Đại Vương” và cho lập đền thờ để dân chúng hương khói đời đời.

Chiếc kiệu chính của lễ hội đền Voi Phục được chạm trổ cầu kỳ, ngồi trên kiệu là tượng Đức thánh Linh Lang, 1928.

Lễ hội truyền thống đền Voi Phục được tổ chức hàng năm với sự tham gia của 4 đình gồm: đình Ngọc Khánh, đình Yên Hòa, đình Xa La và đình Hào Nam trong 2 ngày, từ ngày 09 đến 10 tháng Hai âm lịch, để kỷ niệm ngày mất của Hoàng tử Linh Lang.

Hội làng Dương Liễu

Người dân đi trẩy hội làng Dương Liễu ở tỉnh Hà Đông năm 1928. Ngôi làng này ngày nay là xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Cao trào của lễ hội làng Dương Liễu là màn tái hiện cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của tướng Lý Phục Man thời giúp nước, 1928.

Lễ hội diễn ra ngày 11 tháng 3 Âm lịch nhằm tôn vinh Thành hoàng làng là tướng quân Lý Phục Man, vị tướng tài đã có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời nhà Lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *