Ảnh hiếm: Điện Cần Chánh ở Cố đô Huế “đẹp hơn cả trong phim” khi chưa bị ph.á h.ủy

Những thước hình hiếm hoi của Điện Cần Chánh đã mang lại cái nhìn lạ lẫm về một nơi từng dành riêng cho vua chúa xưa.

Nằm trên trục chính của hệ thống Hoàng cung Huế và tọa lạc bên trong T.ử Cấm Thành, điện Cần Chánh giữ một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của triều đình và hoàng gia nhà Nguyễn.

Từng là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng của vua chúa

Đây là nơi vua làm việc văn phòng hàng ngày, và những khi nhiều việc thì làm cả ban đêm nữa. Ngoài ra, điện Cần Chánh cũng đã được dùng vào một số công việc khác, chẳng hạn như:

  • Nơi diễn ra các buổi yến tiệc và ca múa trong những dịp vui mừng (khánh hỷ) mang tính quốc gia và hoàng gia.
  • Vua tiếp kiến sứ bộ ngoại quốc, các thành viên trong hoàng tộc hoặc các đại thần đến chiêm bái, bái mạng.
  • Tổ chức lễ Thường triều mỗi tháng 4 lần vào các ngày 5, 10, 20, 25 âm lịch (Lễ Đại triều thì tổ chức ở điện Thái Hòa).
Mặt trước điện Cần Chánh ở Hoàng thành Huế xưa. Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 Âm lịch hàng tháng.

>>> Xem thêm: Chuyện tình dang dở của tiểu thư giàu có bậc nhất trong Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa

Tuy T.ử Cấm Thành là khu vực dành riêng cho các sinh hoạt mang tính “thâm cung” hoặc “nội đình” của hoàng gia, nhưng trên thực tế, điện Cần Chánh chưa phải là nơi cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Nó vẫn còn là nơi sinh hoạt chung giữa vua và một số thành phần quan trọng khác ngoài hoàng gia ở một mức độ có giới hạn. Bức bình phong dài ngăn sau điện Cần Chánh mới thực sự là chỉ giới ngăn cách sinh hoạt giữa triều đình và gia đình nhà vua.

Điện Cần Chánh và sân chầu, bên phải là nhà Tả vu, thập niên 1930-1940. Cung điện này cũng là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ.

Kiến trúc độc đáo

Điện Cần Chánh là một trong những công trình kiến trúc xuất hiện sớm nhất ở Hoàng cung Huế. Ngôi điện này đã được xây dựng từ tháng 4 – 1804 đến tháng 3 -1805. Sau đó, nó đã được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1811, 1827, 1831, 1850… điện Cần Chánh không nằm đơn lẻ, chung quanh nó còn có một số công trình kiến trúc phối thuộc.

Các quan thái giám đứng ở sân điện Cần Chánh, 1892. Điện xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành.

Riêng điện Cần Chánh là tòa nhà lớn nhất trong khu vực này. Nó được thiết kế theo kiến trúc đặc biệt của loại cung điện Huế: trùng lương trùng thiềm. Chính doanh (nhà sau) có 5 gian 2 chái kép và tiền doanh có 7 gian 2 chái đơn; nối lại với nhau bằng trần thừa lưu. Mái điện lợp ngoái hoàng lưu ly. Cuối các bờ nóc và bờ quyết đắp hình hồi long (rồng quay đầu lại). Giữa bờ nóc là bình thiên hồ bằng ph.áp lam, có 2 con rồng ở 2 bên chầu vào.

Điện Cần Chánh thập niên 1920. Điện đặt trên nền đài cao gần 1 mét, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh. Diện tích gần 1000m2. Chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn.
Từ trước thềm điện Cần Chánh nhìn về nhà Hữu vu, thập niên 1920.

Nền điện cao 0.97m, vỉa ốp bằng đá Thanh, mặt trước trổ 3 bậc thềm để lên xuống, mỗi bậc thềm có 5 bậc cấp, cũng xây bằng đá Thanh. Bộ vì kèo chồng rường giả thủ ở tiền doanh được chạm trổ rất tỉ mỉ và công phu. Các liên ba thành vọng đều được được chia ra thành ô hộc và trang trí theo lối nhất thi nhất họa.

Nội thất phần phía trước điện Cần Chánh.
Khung sườn mái điện Cần Chánh. Toàn bộ khung gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu gỗ đều được chạm trổ tinh xảo, công phu, thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao của kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ 19.
Trang trí ở các ô hộc trên khung sườn mái. Điện được tu sửa vào các năm 1827, 1850, 1899. Đầu thế kỷ 20, vua Khải Định cho sơn thếp mới.

Trước mặt điện Cần Chánh là Đại Cung Môn, cửa chính của T.ửCấm Thành. Đại Cung Môn là một công trình kiến trúc bằng gỗ có 5 gian, lợp ngói ống hoàng lưu ly, bên trong trổ ra 3 cửa vòm làm 3 lối đi: lối chính giữa dành cho vua, 2 lối 2 bên dành cho đình thần và các thành phần khác trong đoàn Ngự đạo. Giữa Đại Cung Môn và điện Cần Chánh là một cái sân rộng lát gạch Bát Tràng, chỉ có đường Dũng đạo (đường dành riêng cho vua đi) nằm ở trục chính là lót đá Thanh.

Cửa chính của điện Cần Chánh nhìn từ bên trong, thập niên 1920.

Ngày xưa, cái sân này được gọi là sân Thường triều hoặc là sân Bái mạng. Hai bên đường Dũng đạo, đặt 2 cái vạc đồng rất lớn đúc vào những năm 1660 và 1662 thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Gần 2 rìa sân là 2 dãy “phẩm sơn” bằng đá Thanh ghi rõ phẩm trật để các quan nhìn vào đó mà sắp hàng khu đứng dự lễ. Ở 4 góc sân trồng 4 cây ngô đồng, biểu tượng của sự thái bình.

Ngự liễn (kiệu vua) đặt sau cửa điện Cần Chánh để chuẩn bị đưa vua Khải Định đi thực hiện Lễ tế Nam Giao năm 1924.

Hai bên sân là 2 nhà phục vụ của điện Cần Chánh, gọi là nhà Tả Vu và nhà Hữu Vu. Mỗi nhà 5 gian 2 chái, được dùng vào các công việc khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng đều liên quan đến những sinh hoạt của vua. Bốn dực lang có mái che nối Đại Cung Môn với Tả Vu, Hữu Vu và nối 2 nhà này với điện Cần Chánh. Mái của 4 dực lang và Tả Hữu Vu đều lợp bằng ngói ống thanh lưu ly. Ở xa xa 2 bên điện Cần Chánh còn có 2 ngôi điện tương đối nhỏ với mặt bằng hình vuông, cũng lợp ngói thành lưu ly. Đó là điện Văn Minh và điện Võ Hiển, nơi vua họp bàn với các triều thần cao cấp về việc văn và việc võ.

Nội thất trung tâm điện Cần Chánh năm 1938. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính.

Trong lần trùng tu điện Cần Chánh vào năm 1899 dưới thời Thành Thái, nền điện bằng gạch Bát Tràng được thay thế bằng gạch hoa; và trong lần trùng tu vào năm 1923 dưới tời Khải Định, bộ sườn bằng gỗ của ngôi điện này đã được sơn son thếp vàng một cách lộng lẫy.

Với quy mô to lớn gần bằng điện Thái Hòa, điện Cần Chánh là một công trình kiến trúc đẹp tuyệt với. Nội ngoại thất của nó đều được trang trí vô cùng hoàn mỹ và trang hoàng cực kỳ sang trọng. Ngoài các chức năng chính và phụ nói trên, ngôi điện này còn là nơi trưng bày rất nhiều bảo vật bằng vàng, bằng ngọc, bằng sứ, bằng gỗ quí hiếm nhất trong nước, có giá trị vô lượng. Vào năm 1913, một quan chức người Ph.áp, Robert R. de la Susse, sau khi chiêm ngưỡng những bảo vật đó, đã nhận định: “Có thể xem đây như một Bảo tàng độc đáo vì nét dị biệt, sự chọn lọc và tính phong phú của các bảo vật”.

Góc nhìn khác về nội thất trung tâm điện Cần Chánh. Cung điện này trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm, các hòm tượng bảo ấn bằng vàng và bằng ngọc của triều đại.

Nhưng đáng tiếc thay, điện Cần Chánh đã bị đ.ốt ch.áy vào đầu tháng 2 năm 1947, chỉ còn lại cái nền. Đến năm 1981, UNESCO và nhà nước VIệt Nam đã có ý định phục hồi ngôi điện này với kinh phí dự tính là là 1.300.000 USD. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được ý định tốt đẹp đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *