Diện mạo phố Hàng Đào xưa và nay: Một thời sầm uất nhất đất kinh kỳ

Khu phố cổ luôn đắm say lòng người trong những nét hương xưa, vẫn còn đâu đó những dấu tích một thời đọng lại. Và Hà Nội ngày xưa có một Hàng Đào như thế…

Phố lụa Hà Nội xưa

Hàng Đào xưa thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương từ đời Hậu Lê. Hàng Đào bắt đầu tấp nập độ thế kỷ 15 – 16 khi mà người từ Đan Loan – Hải Dương tới nơi đây lập nên phường Đại Lợi chuyên về nghề nhuộm tơ lụa. Cái sự sầm uất của Hàng Đào từ đó nhen theo màu lụa mà lên.

Hàng Đào thời Pháp thuộc
Góc phố ngày nay

Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đào có tên là “Rue de la Soie” nghĩa là “phố lụa”. Không giống như Hàng Nhuộm, nhuộm các màu khác nhau, Hàng Đào chỉ chuyên nhuộm một tông màu nhất định. Ấy là màu đào, màu đỏ trên chất gầm vóc lụa là. Màu nhuộm ở Hàng Đào vừa bền, vừa đẹp, vừa tươi. Người ta nhớ về hàng Đào, nhớ về những màu lụa ấy.

Số nhà 90 Rue de la Soie xưa
Số nhà 90 vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và đổi tên thành 90 Hàng Đào
Số nhà 90 Hàng Đào ở tầng một nay đã bị chia tách thành 3 nhà riêng biệt là 90A; 90; 90B

Sau ch.iến tr.anh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), phố Hàng Đào (Rue de la Soie) bắt đầu mang dáng dấp của một con phố hiện đại. Đến năm 1930, hàng loạt các cửa hàng tạp hóa bán đồ hiệu sang trọng của Pháp bắt đầu xuất hiện khắp các con phố như nước hoa, mỹ phẩm, mũ dạ, mùi xoa…

Phố Hàng Đào đây những biển hiệu, quán hàng
Phố Hàng Đào sầm uất về đêm

Dạo đó có tàu điện. Tàu điện chạy giữa lòng những con phố lớn. Rue de la Sole cũng có một đường tàu điện đi qua. Ấy cũng đủ biết vị trí của Hàng Đào như thế nào trong mắt người Pháp, trong lòng phố cổ. Đường tàu điện ấy giờ chẳng còn nữa, nhưng những người già, người trẻ nơi đây dường như vẫn nhớ về cái âm thanh, hình ảnh tàu chạy chầm chậm từ bờ Hồ vào phố.

Tàu điện chạy qua Hàng Đào
Chỉ còn lại trong ký ức

Hiện nay vẫn còn tấm b.ia có từ năm 1706 ghi rõ tên cụ t.ổ s.ư nghề nhuộm là người của phường và là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, băng, sa, xuyến, chồi…

Kiến trúc đặc trưng có từ xưa
Phần lớn nhà trên phố là nhà hai tầng với kiểu kiến trúc rất đặc trưng của phố cổ Hà Nội

Xem thêm: Đám cưới chuẩn “danh gia vọng tộc” của hiệu trưởng trường Trưng Vương thời xưa: Sính lễ xa hoa, siêu xe chật ngõ

Con người ở phố

Phố Hàng Đào bán buôn nhiều là thế, sầm uất là thế. Nhiều người bảo đến Hàng Đào chẳng thiếu thứ gì. Quán xa Hàng Đào lấp lánh như kim cương, ch.ó.e sáng như vàng, ấm áp như len dạ… Nhưng đâu chỉ có thế, Hàng Đào sau cái vẻ tấp nập là những ngọn lửa nhen lên tình yêu tổ quốc.

Người Hàng Đào từ lâu vẫn nổi tiếng là người thanh lịch, con người của “Kinh Kỳ” kiểu cách đến thành cầu kì, hào nh.oáng. Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa và phong trào yêu nước kháng Pháp năm 1907.

Một góc phố xưa
Hàng Đào thời Đông Kinh Nghĩa Thục
Phố Hàng Đào nhộn nhịp nay

Chính tại ngôi nhà số 10 và 63 ngày nay, cụ Lương Văn Can cùng các s.ĩ ph.u yêu nước đã lập nên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, với mục đích khai trí cho dân qua những lớp học không lấy tiền, nhằm thực hiện c.ải c.ách xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp.

Hàng Đào – ánh sáng lung linh của Hà Nội phố

Cái không gian xưa, dấu tích xưa ngấm vào Hàng Đào qua bao đời nay vẫn thế, đọng lại đằm sâu qua thời gian, trong không gian, ở lòng người. Vang vang đâu đây câu ca dao cổ có câu nói về phố Hàng Đào:

“Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây

Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người”

Thời gian trôi, Hàng Đào vẫn ở đó. Tuy lớp người gốc của phường Đại Lợi, Đồng Lạc xưa kia giờ không còn bao nhiêu nữa. Những lớp người cũ mới nối chân nhau đến rồi đi khỏi Hàng Đào. Lụa là không nhuộm, phố bán quần áo, phố chợ đêm sầm uất hơn xưa. Nhưng dẫu bao đổi thay thì Hàng Đào vẫn ở đó, dõi mắt theo từng nhịp chân Hà Nội mỗi mùa qua, giữ gìn cái nét Tràng An còn đọng lại…

(Theo dantri.com.vn, mytour.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *