Giải mã b̼í̼ ̼ẩ̼n̼ về “Vườn tao ngộ” trong ca khúc của nhạc sĩ Khánh Băng

Khánh Băng là một trong những nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhạc nhất, và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn tiêu biểu. Trong đó phải kể đến ca khúc nổi tiếng về người lính “Vườn tao ngộ” – địa điểm mà cho tới bây giờ nhiều người vẫn thắc mắc: Vườn tao ngộ là vườn gì, ở đâu? 

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng

Nhạc sĩ Khánh Băng – tác giả của những bài hát nổi tiếng: Vườn Tao Ngộ, Sầu Đông, Nếu Một Ngày… tên thật Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh của ông được ghép từ tên 2 cô bạn thân, một tên Khanh, một tên Băng, thêm dấu sắc tên đầu, từ đó có tên Khánh Băng. Ngoài ra ông còn sử dụng tên con trai của mình là Nhật Hà để làm bút danh trong ca khúc Vườn Tao Ngộ.

Khánh Băng được xem là một trong những nhạc sĩ chơi guitar điện đầu tiên trên những sân khấu Sài Gòn vào thập niên 60. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhạc nhất, và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn tiêu biểu.

Nhạc sĩ Khánh Băng và danh ca Bạch Yến trên bìa nhạc bài Sầu Đông.
Nhạc sĩ Khánh Băng và danh ca Bạch Yến trên bìa nhạc bài Sầu Đông.

“Chiều nay gió đông về
dừng chân trên bến xưa…”

Ca khúc được nhiều người biết đến nhất của nhạc sĩ Khánh Băng có lẽ là Sầu Đông, được viết theo điệu Twist rất thịnh hành ở Mỹ vào thập niên 1950-1960. Thể loại này được du nhập và phổ biến ở Sài Gòn vào thập niên 60, được gọi với cái tên là “nhạc k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼”. Một ca khúc nhạc sôi động nổi tiếng khác của ông là “Có Nhớ Đêm Nào”, có thể được hát theo điệu Swing hoặc Twist nổi tiếng với tiếng hát gằn giọng đặc biệt của “nữ hoàng k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc” Mai Lệ Huyền:

“Có nhớ đêm nào?
Về chung với nhau nơi này
Tìm đến hòa khúc sum vầy
Tình xuân ngất ngây ta cùng say…”

Ban nhạc của Khánh Băng.
Ban nhạc của Khánh Băng.

Mặc dù nổi tiếng với những ca khúc theo “phong cách Mỹ” như vậy, nhưng trước đó, vào năm 1956, bài hát đã làm nên tên tuổi của Khánh Băng lại mang phong cách êm đềm trữ tình của dòng nhạc t̼i̼ề̼n̼ ̼c̼h̼i̼ế̼n̼, đó là Vọng Ngày Xanh. Bài hát này được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp, và nhờ vậy Khánh Băng được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập. Ca khúc bất hủ này có giai điệu day dứt chậm buồn, với âm vực trầm bổng, là một bài dành cho những giọng ca điêu luyện, điển hình là tiếng hát Thái Thanh hoặc Lệ Thu:

“Trời mưa gió lá cây tơi bời khắp nơi,
T̼a̼n̼ ̼n̼á̼t̼ bao cánh hoa tươi bên thềm gió chiều t̼h̼é̼t̼ ̼g̼à̼o̼ ̼n̼ã̼o̼ ̼n̼ề̼
Ôi trời mưa gió đ̼i̼ê̼u̼ ̼t̼à̼n̼ ̼g̼i̼e̼o̼ ̼b̼a̼o̼ ̼đ̼a̼u̼ ̼t̼h̼ư̼ơ̼n̼g̼…”

Khánh Băng (guitar) – Duy Khiêm (bass), Phùng Trọng (trống), Nguyễn Ánh 9 (Piano).
Khánh Băng (guitar) – Duy Khiêm (bass), Phùng Trọng (trống), Nguyễn Ánh 9 (Piano).

Ngoài nhạc k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼, nhạc phong cách V, nhạc sĩ Khánh Băng còn sáng tác nhạc tình với lời ca đẹp như thơ trong ca khúc Nếu Một Ngày, với một phong cách quen thuộc của dòng nhạc tình ca thập niên 1960-1970:

“Nếu một ngày không có em
Thì niềm cô đơn dài như năm tháng…”

Ngoài ra, không thể không nhắc đến một dòng nhạc khác mà Khánh Băng đóng góp 2 ca khúc rất tiêu biểu là Giờ Này Anh Ở Đâu và Vườn Tao Ngộ, đó là dòng nhạc vàng viết về người lính. Chỉ trong đoạn mở đầu này của Giờ Này Anh Ở Đâu, nhạc sĩ đã nhắc đến đầy đủ những quân trường k̼h̼ắ̼c̼ ̼n̼g̼h̼i̼ệ̼t̼ nhất của một thời.

“Giờ này anh ở đâu?
Quang Trung nắng cháy da người

Giờ này anh ở đâu?
Dục Mỹ hay Lam Sơn?

Giờ này anh ở đâu?
Đồng Đế nắng mưa thao trường…”

Ban nhạc Khánh Băng với Lê Duyên, Phùng Trọng, Khánh Băng, Duy Mỹ.
Ban nhạc Khánh Băng với Lê Duyên, Phùng Trọng, Khánh Băng, Duy Mỹ.

Ngoài ra, ở thể loại nhạc quê hương, âm hưởng dân ca Nam Bộ, nhạc sĩ Khánh Băng còn đóng góp các bài hát hát nổi tiếng như Trên Nhịp Cầu Tre, Chiều Đồng Quê, và đặc biệt là Chờ Người (sáng tác sau năm 75):

“Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá
Đường chiều bờ đê lối xưa kỷ niệm thiết tha…”

Trong số những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam, có rất ít nhạc sĩ viết nhạc với đề tài phong phú đến như vậy. Nói về sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Khánh Băng lúc sinh thời đã ước lượng rằng: “…500 thì quá ít mà 1000 lại hơi nhiều…”. Đó quả là một gia tài âm nhạc đồ sộ.

Nhạc sĩ Khánh Băng có một sự nghiệp âm nhạc hết sức đồ sộ.
Nhạc sĩ Khánh Băng có một sự nghiệp âm nhạc hết sức đồ sộ.

>>> Xem thêm: Một vài kỷ niệm với ca – nhạc sỹ Duy Khánh: Tiếc nhớ tài năng trăm năm có một

Giải mã b̼í̼ ̼ẩ̼n̼ về địa điểm “Vườn tao ngộ” trong ca khúc của Khánh Băng

Ca khúc này được nhạc sĩ Khánh Băng viết trong một dịp rất tình cờ, đó là vào một ngày Chủ nhật cuối thập niên 1960. Nhạc sĩ Khánh Băng vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung để thăm một người em họ đang thụ huấn quân sự ở đây. Từ con đường Quang Trung cho đến cổng Trung Tâm Huấn Luyện rồi vào khu “Vườn Tao Ngộ”, thì ông đã chứng kiến những hình ảnh dễ thương của những em gái hậu phương đến thăm các anh lính người yêu đang “rèn luyện” ở đây.

Trước năm 1975, tại các quân trường của luôn có một khu vực để hàng tuần người thân bạn bè lên thăm lính có chỗ đón tiếp. Thường thì nơi đó được trang trí trồng hoa rất đẹp, thơ mộng … cho nên nó cũng có một cái tên rất dễ thương đó là “Vườn Tao Ngộ”. Những lời yêu thương, ước hẹn, hay những giờ phút bịn rịn chia tay nhau được nhạc sĩ lồng ghép rất tinh tế trong bài hát.

Ca khúc này được nhạc sĩ sáng tác trong một lần vào thăm trung tâm huấn luyện người lính.
Ca khúc này được nhạc sĩ sáng tác trong một lần vào thăm trung tâm huấn luyện người lính.

“Đường Quang Trung nắng đổ xa xôi
Mà em đâu có ngại …”

Đường dù xa nhưng những người em gái hậu phương vẫn không bao giờ ngại xa hay ngại bất kỳ điều gì có thể gây cách trở, để rồi khi gặp nhau lại bâng khuâng. Vì sau này khi thụ huấn xong, người trai sẽ ra đơn vị, có thể ở gần thủ đô, hay có thể xa đâu đó ngoài địa đầu giới tuyến, thì sẽ ra sao, có còn được gặp nhau như thế này nữa hay không?

Nếu chúng mình ước hẹn, ngày tao ngộ xa quá anh ơi
Thời gian xin lắng đọng đợi chờ
Để đôi tim ước hẹn đem tình thương tô thắm đôi môi hồng’

Ông đã được chứng kiến tình cảm của những người lính và các em gái hậu phương ở đây.
Ông đã được chứng kiến tình cảm của những người lính và các em gái hậu phương ở đây.

Thôi thì mặc kệ ngày sau sẽ ra sao, hiện tại cả nàng và chàng chỉ mong thời gian dừng lại, để cả hai được mãi bên nhau, để đôi tim cùng ước hẹn và cảm nhận tình thương yêu bên đôi môi hồng.

“Anh ơi, dù non sông cách trở
Xin anh đừng quên bao kỷ niệm

“Anh đi ngày mai trên c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼đ̼ị̼a̼
Nơi đây, tình yêu em vẫn đợi”

Những lời yêu đương, những lời nhắc nhớ về tình yêu đôi lứa được nhạc sĩ lồng ghép vào đoạn điệp khúc nghe thật da diết. Cuối cùng thì lời c̼ầ̼u̼ ̼x̼i̼n̼ của người em gái cũng chỉ mong ‘non nước mình được yêu vui thái bình’ để rồi tình ta sẽ ‘trao ước hẹn hò’.

Dù có bao khó khăn, cách trở những người ở hậu phương vẫn một lòng vì người mình yêu.
Dù có bao khó khăn, cách trở những người ở hậu phương vẫn một lòng vì người mình yêu.

“Tiếng nói cùng tiếng cười, giờ tao ngộ lưu luyến bên nhau.
Mừng vui chưa nói được cạn lời
Giờ c̼h̼i̼a̼ ̼t̼a̼y̼ ̼n̼ã̼o̼ ̼n̼ề̼ ngại ngùng thay chân bước đi không đành”.

Làm sao nỡ đành bước đi, một ngày trôi qua nhanh lắm, nhất là với những đôi lứa đang yêu nhau. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nàng biết chàng vì n̼ặ̼n̼g̼ ̼t̼ì̼n̼h̼ với quê hương đất nước thời l̼o̼ạ̼n̼ ̼l̼ạ̼c̼ nên chàng lên đường bước những bước chân miệt mài trên khắp các quân trường. Nàng biết như thế, và nàng nhắn nhủ rằng “dù núi biếc sông dài, dù trời cao đất lạ đừng buồn nghe anh”, vì có em luôn ở phía sau “c̼ầ̼u̼ ̼n̼g̼u̼y̼ệ̼n̼ cho anh”.

Tình yêu quê hương, đất nước đã vượt lên tình yêu đôi lứa.
Tình yêu quê hương, đất nước đã vượt lên tình yêu đôi lứa.

Như vậy, có thể thấy “Vườn tao ngộ” chính là địa điểm gặp nhau của người lính và những em gái hậu phương – người yêu của họ. Họ sẵn sàng h̼i̼ ̼s̼i̼n̼h̼,̼ chờ đợi, động viên nhau cùng cố gắng vì tương lai non sông, đất được hòa bình, độc lập.

Theo Dongnhacvang, Nhacvangonline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *