Một vài kỷ niệm với ca – nhạc sỹ Duy Khánh: Tiếc nhớ tài năng trăm năm có một

Giọng ca Duy Khánh lồng lộng như mây trắng Trường Sơn, bao la như ruộng đồng bát ngát, có thể chạy dài tới 21 quãng trường canh, lên cao mà không chói, xuống thấp nốt trầm không hề đục…

Nhớ giọng hát trăm năm có một

Cái Bè, Tiền Giang, năm 1978.

Buổi tối trời mưa lất phất, cái rạp hát gần Cầu Đúc đêm nay sáng đèn. Có đoàn ca nhạc từ Sài Gòn về trình diễn. Khán giả ngồi kín rạp nhỏ ước chừng 400 ghế gỗ. Người ca sĩ tuổi độ trung niên là tiết mục được công chúng mua vé vào xem và được chờ đợi nhất ở cuối chương trình. Với chất giọng nam sáng khỏe hát tròn vành rõ chữ, mang âm hưởng miền Trung đặc biệt, ông dễ dàng chinh phục khán giả bằng bài hát cũ “Tình nước”, tiếp đó là những ca khúc về người l̼í̼n̼h̼ “c̼h̼ế̼ đ̼ộ̼ c̼ũ̼”:

“Lội b̼ù̼n̼ d̼ơ̼ b̼ă̼n̼g̼ l̼a̼u̼ l̼á̼c̼h̼ xuyên đêm
Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm.
Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu.
N̼g̼ẩ̼n̼ n̼g̼ơ̼ l̼ũ̼ v̼ư̼ợ̼n̼ gọi nhau..”

Giọng ca Duy Khánh lồng lộng như mây trắng Trường Sơn, bao la như ruộng đồng bát ngát.Tiếng hát với âm vực cao rộng, luyến láy tài tình âm sắc miền Trung gió cát, có thể chạy dài tới 21 quãng trường canh, lên cao mà không c̼h̼ó̼i̼, xuống thấp nốt trầm không hề đ̼ụ̼c̼.

Ca – nhạc sĩ Duy Khánh

” Nào những khi ôm t̼h̼é̼p̼ s̼ú̼n̼g̼ t̼ê̼ v̼a̼i̼
Đăm mắt theo bao hư ảo thở dài
Nơi chốn xa buồn thương mẹ quang gánh
Em còn k̼h̼ê̼u̼ sáng ánh đèn từ suơng mai”
( Sương trắng miền quê ngoại – Đinh miên Vũ )

Khán giả như bị t̼h̼ô̼i̼ m̼i̼ê̼n̼ trước giọng ca b̼ấ̼t̼ h̼ủ̼ này, mấy bà mấy chị l̼ớ̼n̼ ̼t̼u̼ổ̼i̼ ngồi nghe mà m̼i̼ệ̼n̼g̼ ̼h̼á̼ ̼r̼a̼, như nuốt cả lời ca vào bụng. Họ n̼g̼ơ̼ n̼g̼ẩ̼n̼ vì lần đầu được thấy người danh ca trước mặt. Còn ca sĩ ban nhạc thì vừa diễn vừa s̼ợ̼, vì đây là đoàn hát c̼h̼u̼i̼ không có g̼i̼ấ̼y̼ ̼p̼h̼é̼p̼. Hát xong lập tức di chuyển liền, họ bị c̼ấ̼m̼ hát vì là ca sĩ chuyên hát nhạc l̼í̼n̼h̼ ̼c̼ũ̼. Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh, Thanh Lan .. đều như thế cả..

Trời đêm gần Tết se lạnh, người danh ca như được tiếp sức mạnh từ sự nồng nhiệt của khán giả. Ông tiếp bài hát đã đ̼ó̼n̼g̼ đ̼i̼n̼h̼ tên tuổi mình lên hàng đệ nhất ca sĩ tân nhạc Việt Nam. Bài hát này ông không có đ̼ố̼i̼ t̼h̼ủ̼…

Tài năng trăm năm có một

“Con biết bây giờ mẹ chờ tin con.
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
Năm trước con hẹn mùa Xuân sẽ về
Nay én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa..”

Chạm ngay tới nỗi niềm nhà có người đi học tập c̼ả̼i̼ t̼ạ̼o̼, những Hoàng Liên sơn, Ba Sao, Suối Máu, Hàm Tân … mấy năm rồi đi thăm n̼u̼ô̼i̼ x̼a̼ b̼i̼ề̼n̼ b̼i̼ệ̼t̼ đ̼à̼y̼ ả̼i̼ .. biết ngày nào về ? Có bà mẹ nào ngồi dưới thầm lau giọt nước mắt.

Xem thêm: [Video]”Chiều Tây Đô”: Giấc mơ được dắt tay người tình về lại c̼ố̼ ̼h̼ư̼ơ̼n̼g̼ của nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ của quê hương

Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936 tại Quảng Trị. Thành công từ năm 16 tuổi với giải nhất đài Pháp Á tại Huế với ca khúc Trăng Thanh Bình, ông không theo truyền thống khoa bảng của gia đình mà d̼ấ̼n̼ ̼t̼h̼â̼n̼ hẳn vào sinh hoạt văn nghệ.

Người nhạc sĩ của quê hương

Vào Sài Gòn, Duy Khánh bật lên thành ngôi sao sáng c̼h̼ó̼i̼ với những ca khúc đậm đà tình yêu quê hương – quê n̼g̼h̼è̼o̼ và những mảnh đời dân quê: Về miền Trung, Tình nghèo, Đêm nguyện cầu, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Ai ra xứ Huế, Thuơng về miền Trung, Sương trắng miền quê ngoại, Hòn vọng phu

Ông cũng tham gia sáng tác với số lượng không ít, có rất nhiều bài in dấu trong lòng khán giả. Sở trường của ông là nghiêng về quê hương xứ sở, bài nào cũng gắn với tình yêu mảnh đất chan chứa yêu thương nơi mình sinh ra và lớn lên cùng t̼a̼o̼ l̼o̼ạ̼n̼. Khác với Nhật Trường thế mạnh song song là hát và sáng tác, Duy Khánh thiên về hát nhiều hơn với chất giọng lạ kỳ hiếm có, pha chút âm thanh ngũ cung luyến láy đặc biệt, nhất là những câu có dấu thanh ngã – hỏi (~,?) không ai có thể hát giống được .

“Ngoài kia s̼ú̼n̼g̼ n̼ổ̼, đ̼ố̼t̼ l̼ử̼a̼ đ̼ê̼m̼ đ̼e̼n̼, t̼ầ̼m̼ đ̼ạ̼n̼ hay tiếng emmmmm…” (Kẻ ở miền xa).

Giọng ngân cuối câu của Duy Khánh rất đặc biệt, dài và vang xa trong âm vực rộng, rung nhịp từ trong đ̼á̼y̼ c̼ổ̼, có người không thích vì nó hơi “m̼á̼i̼”, những ai yêu mến thì lại thấy thích mê.

Giọng ngân đặc biệt

Với gia tài âm nhạc đồ sộ, hoạt động lúc nổi lúc c̼h̼ì̼m̼, hơn 20 album trước và sau 1975, từ trong mảnh đất quê hương ra tới hải ngoại. Cùng chương trình ca nhạc “Trường Sơn show” cá nhân ăn khách bậc nhất của đài số 9 THVN trước 75, sánh ngang với các chương trình tạp lục Hoàng Thi Thơ, show Thẩm Thuý Hằng, kịch Kim Cương, k̼ị̼c̼h̼ s̼ố̼n̼g̼ Tuý Hồng, cải lương Dạ Lý Hương, show Tiếng hát đôi mươi của Nhật Trường. Danh ca Duy Khánh với nội lực giọng hát vô đối mạnh gấp hai người khác, hát dễ dàng như người ta nói, chất giọng trăm năm có một.

“Vang vang như tiếng t̼r̼ố̼n̼g̼ Cổ thành trên đồi Vọng Cảnh” (Phạm Duy).

Giọng hát Duy Khánh đã in dấu sâu đậm vào lòng người dân Việt, mãi mãi là một thứ tài sản quốc gia không thể thay thế. Hiện tượng Duy Khánh với ba mặt : thanh – sắc – tài hoàn hảo. Vừa viết vừa hát vừa là người tổ chức. Ở Duy Khánh không có “style” n̼ỉ̼ n̼o̼n̼ như người khác, mà hát tròn vành rõ chữ như chan tình cảm vào mỗi lời ca.

Nột lòng với âm nhạc

Những ngày khi ra được nước ngoài, ông vẫn đ̼a̼u̼ ̼đ̼á̼u̼ nỗi lòng nhớ thương quê cũ, vẫn mơ một ngày về được hát tự do trên quê hương với bạn bè c̼h̼í̼ c̼ố̼t̼. Như trong bài hát “Xin anh giữ trọn tình quê”, ngỡ là lời t̼i̼ê̼n̼ ̼t̼r̼i̼.

Ngày mai ta xa nhau rồi
Nhưng tin trong đời anh vẫn còn gặp tôi
Quê cũ mừng vui ..”

Ông không còn cơ hội nào để về cố hương. Duy Khánh m̼ấ̼t̼ ngày 12/2 /2003 tại Mỹ, h̼ư̼ở̼n̼g̼ t̼h̼ọ̼ 66 tuổi, kết thúc ánh sáng một ngôi sao Bắc Đẩu rạng ngời ngời. Người đời sẽ nhớ mãi người con Quảng Trị quê n̼g̼h̼è̼o̼ mà chân chính.

(Theo dongnhacvang)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *