Sài Gòn 1938 – 1939: Những bức ảnh màu lột tả được nét đẹp hiếm có

Hình ảnh Sài Gòn vào những năm 1938 – 1939 đem đến những góc nhìn khác lạ. Sài Gòn khi xưa có thực là “ngọc toàn bích” hay chỉ là những thứ viễn hoặc. Những bức ảnh màu lột tả chân thực nhất nét đẹp hiếm có về viên ngọc Sài Gòn thời Pháp thuộc.

Nét Sài Gòn xưa những năm 1938-1939

Những hình ảnh quý giá về một Sài Gòn năm 1938 – 1939 được tái hiện lại qua lăng kính người người Pháp. Đường Viénot, công trường Chiến sĩ, vườn hoa Francis Garnier… là những nơi nổi tiếng thời bấy giờ đều được ghi lại.

Bồn kèn ở trước nhà hát Lớn, sau này là vòng xoay bồn phun nước hay vòng xoay Cây Liễu.
Bồn kèn ở trước nhà hát Lớn, sau này là vòng xoay bồn phun nước hay vòng xoay Cây Liễu.

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, diện mạo Sài Gòn ngày càng hiện đại và tràn đầy sức sống. Các công trình xây dựng mới, những toà nhà chọc trời đem đến vẻ đẹp tráng lệ cho thành phố này. Thế nhưng, nhìn lại những hình ảnh Sài Gòn xưa vào năm 1938 – 1939 lột tả nét đẹp hiếm có.

Câu nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn” của Lý Quang Diệu – nguyên thủ tướng Singapore – trong thập niên 60, mà dạo gần đây thường được trích đi trích lại, làm ta hình dung được phần nào sức phát triển của nó ở thời được mệnh danh “Hòn ngọc Viễn Đông”. Phải chăng những kiến trúc xưa của Sài Gòn đã làm nên vẻ đẹp độc đáo một thời?

Bến xe ngựa trước chợ Bến Thành
Bến xe ngựa trước chợ Bến Thành

Trong bài viết của nữ tác giả Marianne Brown trên trang Total Travel của Úc từng chia sẻ: ““Sự hứng thú của chúng tôi với Sài Gòn sẽ giảm đi nhiều nếu thành phố không gìn giữ được những công trình kiến trúc cũ. Nếu điều đó xảy ra, có thể chúng tôi sẽ đến Bangkok thay vì lựa chọn Sài Gòn…”.

Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành những năm 1938-1939

Ngày xưa hay hiện tại thì Sài Gòn vẫn tồn tại những khu nhà ổ chuột, một mặt trái tất yếu của cuộc sống đô thị. Trước kia, bên dòng kênh Tàu Hủ là nơi tập trung của những người nghèo khổ, họ lập nên những mái nhà tạm bợ. Những hình ảnh rất đỗi quen thuộc về một Sài Gòn thuở bấy giờ.

Xem thêm: Bồi hồi ngắm Hà Nội 100 năm xưa và nay qua loạt ảnh của chàng trai dành 7 năm thanh xuân khám phá thủ đô

Tái hiện Sài Gòn xưa qua những bức ảnh

Cùng ngắm lại một Sài Gòn chân chất, mang nét đẹp hiếm có qua những lăng kính của người Pháp, nhớ lại một thời ký ức với bao hoài niệm.

Đường Viénot ở Sài Gòn năm 1938-1939
Đường Viénot ở Sài Gòn năm 1938-1939

Đường Viénot ở Sài Gòn (nay là đường Phan Bội Châu) vào năm 1938 – 1939, với hình ảnh những chiếc xe bò đỗ tấp nập. Ngày xưa ngoài các người kinh doanh vận tải như này thì các nhà giàu có đều trang bị mỗi nhà mỗi xe và mỗi tài xế riêng như một chiếc ô tô ngày nay vậy.

Vườn hoa với tượng đài Francis Garnier
Vườn hoa với tượng đài Francis Garnier những năm 1938-1939

Vườn hoa với tượng đài Francis Garnier ở phía trước nhà hát Thành phố Sài Gòn vào năm 1938 – 1939. Hình ảnh chân thực và vô cùng gần gũi.

Thảo Cầm Viên – một trong những sở thú lâu đời nhất
Thảo Cầm Viên – một trong những sở thú lâu đời nhất

Cảnh tượng ở Thảo Cầm Viên – một trong những sở thú lâu đời nhất thế giới được ghi lại vào năm 1938 -1939. Khu vực cổng chính của Thảo Cầm Viên, bên cạnh là Bảo tang Blanchard de la Brosse (nay là bảo tang Lịch sử TP Hồ Chí Minh). Phía bên trong công viên còn có Đền Kỷ niệm, hiện là đền thờ Vua Hùng.

Đền Kỷ niệm, hiện là đền thờ Vua Hùng
Đền Kỷ niệm, hiện là đền thờ Vua Hùng

Lối lên cầu Thị Nghè ở ngay phía sau Thảo Cầm Viên. Tuy nhiên, vào những thập niên 1990, chiếc cầu này đã được tháo dỡ do xuống cấp một cách trầm trọng. Trước đây, cây cầu dẫn vào tiểu đảo phía trong hồ nước ở sở thú. Phía trên có hai con chim đậu trên thành cầu tạo nên hình ảnh vô cùng sống động.

Công trường Chiến sĩ, nay là Hồ Con Rùa
Công trường Chiến sĩ, nay là Hồ Con Rùa

Dinh Thống nhất là nơi hội họp của Chính Phủ, nơi tiếp đón các Nguyên thủ Quốc gia, và là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, được đông đảo du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan.

Trong mắt bạn bè quốc tế, Sài Gòn mãi mãi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Hơn thế, trong mắt người dân Sài thành, nơi đây còn được gắn them sự “hoa lệ” trên cán nền phát triền và ngày càng đậm nét.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *