Phố Hàng Bồ: Con “ngõ áo đen” của hàng loạt các quan lại thời xưa

Phố Hàng Bồ

Theo các sử liệu cũ, ở phố Hàng Bồ xưa còn có nhiều dinh cơ bề thế của các quan lại, đến mức đương thời đã gọi phố này là “Ô Y hạng”.

Con phố nhiều dinh thự quan lại

Phố Hàng Bồ là con phố dài khoảng 270 m, kéo dài từ ngã tư phố Hàng Đào – Hàng Ngang đến ngã tư phố Hàng Thiếc – Thuốc Bắc – Bát Đàn ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội.

Phố Hàng Bồ xưa
Phố Hàng Bồ ngày nay

Đây nguyên là đất thôn Xuân Yên, tổng Thuận Mỹ thuộc huyện huyện Thọ Xương cũ. Gọi là Hàng Bồ vì ở đoạn giữa phố, cho tới đầu thời Pháp thuộc là nơi tập trung những cửa hàng bán các thứ bồ đan bằng tre nứa.

Một cửa hàng bán các sản phẩm từ tre nứa

Còn đoạn đầu phố, chỗ tiếp giáp phố Hàng Đào, Hàng Ngang thời xưa có tên là phố Hàng Dép. Ở đây tập trung các cửa hàng bán guốc dép. Đủ loại guốc: guốc đ.ẽ.o bằng gốc tre, guốc gõ khắc hoa quai da láng, guốc giày có đế gỗ mà mũi bọc da mộc… Và đủ loại giày dép: dép quai ngang, dép cong, giày hạ, giày cườm và giày mang cá…

Thời Pháp thuộc, phố có tên tiếng Pháp là “rue des Paniers”, d.ị.c.h trực tiếp từ tên gọi Hàng Bồ. Từ năm 1945, tên phố Hàng Bồ được chính thức hóa.

Ngõ áo đen một thời

Theo gia phả một số họ lớn, như họ Nguyễn ở Du Lâm (nay thuộc huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội) thì vào thời Lê mạt – Nguyễn sơ (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), ở phố Hàng Bồ còn có nhiều dinh cơ của các quan lại, đến mức là đương thời đã gọi phố này là “Ô Y hạng” tức “Ngõ áo đen”.

Cách gọi này xuất phát từ một điển tích là ở kinh đô nhà Tấn (Trung Hoa thế kỷ thứ 4) có một ngõ tập trung toàn dinh cơ các cơ quan lại quý tộc thuộc họ Vương, họ Tạ. Họ thường mặc áo đen nên dân chúng gọi ngõ ấy là Ô Y hạng.

Phố Hàng Bồ trước 1975

Xem thêm: Phố Hàng Mụn: Con phố của người nghèo giữa lòng Thủ Đô đã bị “khai t.ử” như thế nào?

Phố Hàng Bồ ngày nay

Các loại bồ tre nứa – mặt hàng làm nên tên phố Hàng Bồ – nay đã biến mất hoàn toàn trên phố. Ngày nay Hàng Bồ là một địa chỉ quen thuộc của các tín đồ thời trang với sự hiện diện của rất nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh phụ kiện may mặc.

Tại đây, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn những thứ phụ kiện mình cần từ vô số ch.ủng loại cúc áo, khóa kéo, ruy băng, chỉ may… được bày bán tràn ngập bên vỉa hè. Điều thú vị ở đây là mức giá các mặt hàng không quá cao nhưng chất lượng sản phẩm tương đối ổn định, phù hợp với đủ mọi thành phần có nhu cầu tới mua sắm.

Thiên đường của những ai thích may mặc
Một nghề phổ biến khác là thêu, dệt nhãn mác
Một tòa nhà mang dáng dấp cũ

Dấu vết các làng cũ ở phố Hàng Bồ là những đình miếu còn sót lại. Trong đó có đền th.ờ công chúa Lân Ngọc nằm ở số 84 Hàng Bồ. Ngôi đền có tên gọi là đền Nhân Nội, có niên sử khá lâu đời. Cổng đền được xây trụ nhỏ, thân trụ được chạm khắc câu đối, trên làm mái đắp giả ngói ống, nhìn rất thuần Việt. Đền chính thì được xây xây theo kiểu chữ tam, bao gồm 3 nếp nhà: tiền đường, trung đường và hậu cung.

Đền Nhân Nội

Phố Hàng Bồ còn gắn bó với người Hà Nội bởi hình ảnh ông đồ và câu đối ngày Tết. Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, mỗi ông đồ lại chọn cho mình một vị trí riêng để trải chiếu ra ngồi, thường là nơi rộng rãi, có mái hiên để có thể treo được các chữ, các câu đối hay, thuận tiện cho người xem chữ. Tập tục xin chữ ngày Tết để có thêm may mắn, niềm vui năm mới của người dân Việt Nam vẫn còn được lưu giữ và thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến đây.

Ông đồ cho chữ tại phố Hàng Bồ xưa
Địa chỉ quen thuộc với những tín đồ thích ẩm thực

Có thể nói, du khách đến với Hà Nội không thể không ghé thăm phố Hàng Bồ để có thể hiểu rõ hơn về nét đẹp của văn hóa, lịch sử Việt.

(Theo kienthuc.net, vivuhanoi.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *