Nhà 5D Hàm Long, 90 Thợ Nhuộm,…Công trình lịch sử cách mạng Hà Nội ngày ấy – bây giờ có gì khác?

Trải qua bao năm thăng trầm, dù bị thời gian và chiến tranh tàn phá nhưng nhiều công trình lịch sử như Nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Nhà 5D phố Hàm Long, Nhà 48 phố Hàng Ngang… cho đến ngày nay vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Cần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích

Hà Nội là một địa bàn đậm đặc di tích lịch sử – văn hoá, mà trong đó di tích cách mạng – kháng chiến là một bộ phận vô cùng quan trọng đan xen cùng với các loại hình di tích khác. Nơi đây có những tên gọi rất gần gũi làm nên đặc sắc của vùng đất văn hiến này: khu phố cổ với 36 phố phường, Hoàng thành, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hàng loạt các địa chỉ đỏ: 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang, 5D Hàm Long, Nhà tù Hoả Lò,…

Nhà 90 phố Thợ Nhuộm là nơi Trần Phú đã dự thảo bản Luận cương Chính trị của Đảng

Nơi đây từng ghi dấu sự thất bại trong chiến tranh xâm lược của nhiều thế lực đế quốc. Những di tích ghi dấu sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô – những người yêu chuộng hoà bình, mong muốn được làm bạn với tất cả mọi người nhưng cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm đấu tranh với kẻ thù có âm mưu cướp nước.

Các di tích cách mạng – kháng chiến cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá khác là di sản văn hoá vô giá, góp phần tạo nên diện mạo của thủ đô Hà Nội. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm mà còn là một thái độ tri ân của người Hà Nội hôm nay được sống trong “thành phố vì hoà bình” đối với cha ông và các thế hệ đi trước.

Một số công trình lịch sử cách mạng Hà Nội xưa và nay

1. Nhà 5D phố Hàm Long

Đây là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên vào tháng 3.1929. Hiện số nhà 5D được giữ làm nhà lưu niệm, các đồ đạc bày biện trong nhà vẫn được lưu giữ gần như xưa. Diện tích và mặt bằng vẫn được giữ nguyên. Nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội.

Nhà 5D phố Hàm Long (xưa)
Nhà 5D phố Hàm Long (nay)

2. Nhà 90 phố Thợ Nhuộm

Chính tại căn nhà này, Trần Phú đã dự thảo bản Luận cương Chính trị của Đảng. Với văn kiện này, công nhân và nhân dân Việt Nam đã có một Cương lĩnh cách mạng phản ánh đúng quy luật khách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của lịch sử. Hiện nay căn nhà này đang được nâng cấp và bảo tồn.

Hiện nay căn nhà này đang được nâng cấp và bảo tồn.

3. Nhà 48 phố Hàng Ngang

Ở góc phía trong nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi suy nghĩ và đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường. Ngay tại chính chiếc bàn này, bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam đã được phác thảo. Căn nhà này là di tích lịch sử cho khách tham quan ở trong và ngoài Việt Nam tìm hiểu về lịch sử ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam. Hiện nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội.

Nhà 48 phố Hàng Ngang xưa
Nhà 48 phố Hàng Ngang (nay)

4. Nhà tù Hỏa Lò

Thực dân Pháp xây dựng nhà tù này đầu thế kỷ XX, tên tiếng Pháp thời đó là Maison Centrale, có nghĩa là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội. Nhà tù này giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù nhân chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ 1896 đến 1954. Hỏa Lò đang là một di tích lịch sử, đồng thời là một điểm du lịch thú vị cho du khách trong và ngoài nước.

Thực dân Pháp xây dựng nhà tù này đầu thế kỷ XX
Nhà tù Hỏa Lò (nay)

>>> Xem thêm: Những khung hình đậm chất Hà Nội của ta: Ban công g̼ỉ̼ ̼s̼é̼t̼, c̼ắ̼t̼ tóc vỉa hè

5. Nhà hát Lớn

Ngày 16.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại Nhà hát Lớn. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I họp phiên đầu tiên ở Nhà hát Lớn vào ngày 2.3.1946 và tiếp tục ở đây cho đến năm 1963, khi Hội trường Ba Đình được xây dựng.

Ngày 16.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại Nhà hát Lớn
Nhà hát lơn hiện nay là điểm đến check-in của rất nhiều du khách

6. Phố Hàng Chiếu

Đây là một trận địa chiến đấu của quân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 17.2.1947, trận địa Ô Quan Chưởng vẫn đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ Đô rút ra khỏi thành phố. Hiện nay cũng sầm uất như các phố cổ khác, phố Hàng Chiếu bán sản phẩm chủ yếu là túi giấy, túi vải, túi nylon…

Phố Hàng Chiếu là một trận địa chiến đấu của quân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp
Hiện nay cũng sầm uất như các phố cổ khác, phố Hàng Chiếu bán sản phẩm chủ yếu là túi giấy, túi vải, túi nylon

7. Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu thép do Pháp xây dựng (1898-1902).
Cầu Long Biên tiếp tục được tu sửa, bảo dưỡng và sử dụng

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902). Chiếc cầu đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, song vẫn đứng vững nhờ có sự bảo vệ của lực lượng công binh và phòng không Việt Nam. Trong năm 2015, cầu Long Biên tiếp tục được tu sửa, bảo dưỡng.

Theo Dân Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *