Bộ ảnh hiếm: “Thần thái” của người Hà Nội những năm 1989

Qua ống kính của nữ phóng viên nổi tiếng người Pháp Francoise Demulder, chân dung của người Hà Nội năm 1989 hiện lên đầy “thần thái”, đẹp đến nao lòng.

Đôi nét về Francoise Demulder

Francoise Demulder sinh năm 1947 tại Paris, Pháp. Bà bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh chiến trường năm 1972 tại Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Demulder là phóng viên ảnh duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng 390 của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng chính của Dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.

Cô gái ngồi trang điểm tại bậc thềm một cửa hàng ở Hà Nội năm 1989. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.

Sau Việt Nam, Francoise Demulder tiếp tục thâm nhập vào các cuộc chiến ở Angola, Liban, Campuchia, Salvador, Iran và Iraq, trong đó bà hoạt động nhiều nhất tại vùng chiến sự ở Trung Đông, tại đây bà đã có nhiều phóng sự ảnh về lãnh tụ Yasser Arafat của người Palestine. Trong Chiến tranh vùng Vịnh (1990–1991), Demulder là một trong số ít phóng viên vẫn ở lại Bagdad khi thành phố bị ném bom rải thảm. Bà là cộng tác viên của hãng tin ảnh Gamma và nhiều tạp chí lớn như TIME, Life và Newsweek.

Năm 1976, Francoise Demulder trở thành nữ phóng viên đầu tiên được trao Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới với bức ảnh về tình cảnh của người tị nạn Palestine tại Liban. Năm 2003, trong cuộc bán đấu giá ảnh để quyên góp hỗ trợ một nhiếp ảnh gia mắc bệnh hiểm nghèo, bức ảnh này của Demulder đã được nhà nhiếp ảnh Yann Arthus-Bertrand mua với giá 11.000 euro. Phải điều trị ung thư từ năm 2003, Francoise Demulder qua đời ngày 3 tháng 9 năm 2008 ở tuổi 61 tại Levallois-Perret, ngoại ô Paris, Pháp.

Người Hà Nội năm 1989

Tạm quên một Hà Nội xa hoa, tráng lệ, hãy cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn “thần thái” người Hà Nội vào năm 1989 mang một vẻ đẹp đặc trưng xưa. Cảnh và người hoà quyện tạo nên nét hoài cổ trầm mặc, với sự nô nức hân hoan. Hà Nội thời bấy giờ rơi vào tầm ngắm của nhiều nghệ sĩ nước ngoài. Cô gái ngồi trang điểm trước hiên nhà, người đàn ông rít điếu cày trên vỉa hè, thiếu nữ đạp vịt trên hồ nước… là loạt ảnh “chất lừ” về người Hà Nội năm 1989 do nữ phóng viên Pháp Francoise De Mulder thực hiện.

Người đàn ông rít ống điều ở một khu chợ vỉa hè Hà Nội. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Các công nhân sửa chữa cầu Chương Dương. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Bên trong một hiệu thuốc. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Hai thiếu nữ đạp vịt trên hồ nước. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Em bé Hà Nội đánh răng bên cửa sổ. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Thanh niên bán hàng rong trên đường phố bằng xe đạp. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Chân dung một lao động nữ trên đường phố ở Hà Nội. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.
Cụ ông dắt xe đạp trên con đường đất. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty.

Khi đó, Hà Nội là một thành phố tĩnh lặng. Nơi đây chẳng có xe ô tô riêng, đến cả xe máy cũng hiếm hoi. Người dân thường đi bộ hoặc đi xe đạp. Đường phố không có đèn nê ông, hàng hoá nhập hay dấu hiệu nào của sự toàn cầu hoá. Phương tiện đi lại ở Hà Nội chủ yếu là tàu điện, xe đạp, đường phố ngày ấy hiếm khi nào bị tắc hoặc ô nhiễm khói xe, tiếng ồn. Hình ảnh hững người nông dân chân chất tạo nên một nét đẹp riêng cho Hà Nội thời bấy giờ.

>>> Xem thêm: Những khung hình đậm chất Hà Nội của ta: Ban công g̼ỉ̼ ̼s̼é̼t̼, c̼ắ̼t̼ tóc vỉa hè

Có những thương nhớ vô bờ với Hà Nội ngày ấy

Một Hà Nội đã xa với vẻ đẹp cổ kính, trầm ấm, đầy chất thơ khơi lại nhiều cảm xúc, kỉ niệm. Ở nơi đó, cất giữ tuổi thơ, tuổi trẻ, nỗi niềm của biết bao nhiêu thế hệ. Hà Nội những năm ấy, đất nước tuy vẫn còn nghèo nhưng phố phường thủ đô vẫn luôn nhộn nhịp, tràn trề sức sống.

Một Hà Nội đã xa với vẻ đẹp cổ kính, trầm ấm, đầy chất thơ khơi lại nhiều cảm xúc, kỉ niệm

Hà Nội có lẽ đẹp nhất là khi người ta vẫn còn đang cố gắng lưu giữ từng đường nét cổ kính của nó. Để dù cho xã hội có phát triển lên thời đại chấm mấy đi chăng nữa thì vẫn còn một nơi đầy hoài niệm để nhớ về. Còn gì tuyệt hơn khi cứ nhắc đến Hà Nội, du khách lại nhớ đến một thành phố hoài cổ với nhịp sống lúc nhanh lúc chậm. Mỗi buổi sáng làm tách trà ở bờ hồ Gươm, rồi đến chiều lại cùng ra phố đi bộ để xem thế hệ trẻ đầy sức sống ngoài đó.

Dù là ở thời đại nào thì Hà Nội vẫn đẹp như thế nhờ cảnh và người hài hòa. Nhưng để ngắm nhìn một Thủ đô đẹp nhất, thì có lẽ chúng ta nên quay ngược lại về những năm thập niên 80, 90 khi mà mọi thứ trông thật cũ kỹ nhưng lại đẹp lạ thường. Hà Nội ngày ấy mãi mãi là những kí ức sâu đậm trong lòng những đứa con yêu thủ đô. Cuộc sống hiện đại đã mang đến Hà Nội nhiều sự đổi thay. Nhưng chắc chắn rằng, mỗi khi nhìn lại những bức ảnh xưa cũ này, bạn sẽ không khỏi có một thoáng bồi hồi, thương nhớ, đôi khi là cả tiếc nuối…

Theo Ewiki, Dân Việt, Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *