Người Hà Nội xưa họp chợ như thế nào: Đi theo phiên, họp ngoài trời khi chợ khác đã tan

Những phiên chợ xưa được coi như một nét văn hóa rất riêng của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, và cách người Hà Nội xưa họp chợ cũng đặc biệt hơn so với ngày nay.

Chợ xưa là nét văn hoá đặc sắc

Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ (theo các nhà sử học, tên gọi này có thể đã xuất hiện từ thời Lý – Trần), mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, là thị trường lớn nhất Việt Nam ngày ấy. Mà chợ Thăng Long thì bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất là chốn mà nay ta gọi “khu phố cổ”.

Nói đến chợ Hà Nội, người ta thường nhắc đến hai chợ: Chợ Đồng Xuân và chợ Đuổi. Được xây dựng từ năm 1889, chợ Đồng Xuân là một biểu tượng kinh doanh tại khu vực phố cổ, cùng với Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền. Chợ có 2 mặt chính quay đầu về hướng Hàng Đường và Hàng Mã, với diện tích ban đầu là 6.500m2. Chợ Đồng Xuân có 5 mái, mỗi mái cao 19m, rộng 25m.

Nói đến chợ Hà Nội, người ta thường nhắc đến hai chợ: Chợ Đồng Xuân và chợ Đuổi

Bao nhiêu năm tháng trôi đi, hai ngôi chợ đã tạo nên những nét văn hóa khá đặc sắc cho khu vực Hà Thành. Nhưng gần đây, do những biến động của cuộc sống, chợ không thể tiếp tục họp theo nếp cũ nữa, và chợ phiên giờ chỉ còn trong kí ức tiếc nuối của người dân Thủ đô. Ngày nay, chợ Bưởi đã xây dựng khang trang, hiện đại, thuộc sự quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, nhưng riêng phiên chợ vẫn được duy trì bằng cách quy hoạch một khu vực riêng để người dân có cơ hội mua bán cây, con giống.

>>> Xem thêm: Ngược dòng lịch sử để ngắm nhìn Hà Nội thập niên 70 – 80: Một vẻ đẹp thanh bình và giản dị qua những tấm ảnh hiếm

Người Hà Nội xưa họp chợ như thế nào?

Chợ Đuổi là đặc biệt nhất vì chợ này chỉ họp khi các chợ khác đã tan, nghĩa là đã bị đ̼u̼ổ̼i̼ ̼c̼h̼ợ̼ và họp ngoài trời. Trong mấy nghìn ngôi chợ ở khu vực nội thành Hà Nội, chỉ có chợ Bưởi và chợ Mơ là họp phiên theo ngày. Chợ Bưởi họp vào các ngày mùng 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch và chợ Mơ họp vào các ngày mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch. Đến với những phiên chợ đặc biệt này, người đi chợ không chỉ được thoả mãn nhu cầu mua sắm theo sở thích của mình mà còn được nhìn, ngắm và cảm nhận không khí phiên chợ giống như một phiên chợ nông thôn ở quê nhà.

Chợ Bưởi họp vào các ngày mùng 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch
Phiên chợ Bưởi

Cùng với những b̼i̼ế̼n̼ ̼c̼ố̼ ̼l̼ị̼c̼h̼ ̼s̼ử̼, khi đất nước bước vào thời kỳ bao cấp, chợ Hà Thành từ chợ phiên đã chuyển đổi hẳn sang một hình thức khác. Những năm tháng chuyển giao này, chợ vẫn được coi là hình thức mậu dịch hợp pháp. Việc mua bán diễn ra ở các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác, chị em phải đi từ rất sớm để xếp hàng, chờ được phân phát những nhu yếu phẩm cho gia đình.

Những hình ảnh này giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của lớp người đi trước

Để mua được lương thực vào thời kỳ này cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại 1 cửa hàng lương thực, cửa hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để “xí chỗ” khi cửa hàng còn đóng cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi cửa được mở ra.

Sự nhộn nhịp trong các phiên chợ xưa

Những hình ảnh này giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của lớp người đi trước, và trong những câu chuyện kể của các ông bà với lớp người sau. Ngày nay, ngoài các chợ cóc, chợ phiên thông thường, chị em có thể thỏa thích mua sắm trong những siêu thị, trung tâm thương mại mát lạnh. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chị em còn có thể mua sắm qua mạng (mua sắm trực tuyến/mua sắm online). Với đặc điểm nhanh, gọn, tiện lợi, hình thức mua sắm này hiện nay đang rất phát triển.

Theo Soha, Afamily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *