Bộ ảnh độc về Ga Huế xưa: Chuyến tàu đưa đón những vị khách đặc biệt

Ga Huế xưa

Dù cho bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, sự bào mòn của thời gian nhưng ga Huế vẫn hiên ngang, mang vẻ đẹp đầy nét cổ kính, kiêu sa đã trở thành biểu tượng của Huế khiến ai nấy đều khắc khoải.

Những tiếng vọng từ lịch sử

Được xây dựng từ năm 1906, ga Huế đã cùng với mảnh đất Cố đô trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nước nhà với một sức mạnh mãnh liệt đã đứng vững đến tận bây giờ. Ra đời muộn 4 năm sau ga Hàng Cỏ – nhà ga Hà Nội hiện nay (1902).

Nhưng nhà ga Huế vẫn còn giữ được vẻ đẹp cổ điển hơn. Sau ch.iến tr.anh, Chính phủ cho khôi phục tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – Sài Gòn. Đúng ngày 31/12/1976, hai đoàn tàu thống nhất xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn, đã thông tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam. Ga Huế là nơi “bắt tay nhau” giữa hai đoàn tàu mang ý nghĩa lịch sử “non sông liền một dải”.

Nét cổ điển xưa của Ga Huế

Ngày nay, được sửa sang nhiều lần, hiện đại hơn, nhưng nét cổ kính của ga Huế vẫn được trân trọng. Nhiều người thích đến đây chơi, quang cảnh thoáng đãng, thức ăn uống giá bình dân, sân ga là một xã hội thu nhỏ, đa dạng nhưng có nề nếp trật tự.

Những năm 70, sân ga là nơi mưu sinh của hàng trăm người buôn bán nhỏ. Quán sá lẻ tẻ, cốt phục vụ cho người đi và đón tàu. Ánh đèn dầu le lói gợi lên một không gian lam lũ của người dân lao động, mưu sinh về đêm, khiến ta liên tưởng đến truyện “Hai chị em” của nhà văn Thạch Lam. Ga Huế hiện nay là một trong 4 nhà ga còn bảo tồn gần như nguyên vẹn kiến trúc từ khi mới xây dựng.

Những cánh cửa vòm cách điệu hình toa xe lửa là đặc trưng của các nhà ga cổ ở Việt Nam. Ga Huế xưa có tên là ga Trường S.úng, nằm trên tuyến đường sắt Đông Hà – Đà Nẵng. Tuyến đường sắt này dài 174km, được xây dựng từ năm 1902 đến 1908. Cái tên nhà ga “Trường S.úng” cũ xuất xứ từ khu đất xây nhà ga, trước làm nơi các binh lính tập bắn s.úng.

Ga Huế nhìn từ xa

Tuổi của nó bằng với cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, trường Quốc Học, B.ệnh viện Trung ương Huế. Được Pháp xây dựng do đó ga Huế còn một số chứng tích của thời kỳ Pháp, đây là điều thú vị của nó. Hiếm có ga nào mà lưu giữ những hình ảnh từ ban đầu.

>>> Xem thêm: Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành

Nơi dừng chân lịch sử

Hơn 100 năm tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của rất nhiều nhân vật lịch sử quan trọng như vua Thành Thái, vua Bảo Đại và các nhà yêu nước cách mạng như Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu… Đây cũng là nơi đón tiếp những vị khách quốc tế đặc biệt như Vua hề Charlie Chaplin, Quốc vương Campuchia Sihanouk và Hoàng hậu. Bên cạnh đó, nhà ga đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao nhà thơ, nhà văn trên vùng đất Cố đô. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, nhà thơ Võ Quê đã gắn cuộc đời mình với biết bao chuyến tàu trên sân ga Huế.

Đoàn tàu chạy tuyến Đà Nẵng – Huế

Ga Huế từng lưu dấu chân nhiều hành khách đặc biệt. Mùa thu năm 1907 chính tại sân ga này người Pháp đưa vua Thành Thái và gia đình ông đi đày ở Vũng Tàu. Năm 1916, vua Duy Tân sau cuộc khởi nghĩa không thành đã bị đưa lên ga Huế, bắt đầu cuộc đày ải sang đảo Réunion. Ngày 7/5/1922, vua Khải Định đã đưa một đoàn tuỳ tùng khởi hành từ ga Huế vào Đà Nẵng để lên tàu sang Pháp dự đấu xảo và mang luôn Hoàng Thái tử Vĩnh Thuỵ lúc đó mới 9 tuổi sang du học.

Cảm nhận của hai cha con vua Khải Định về lần đầu tiên đi tàu ho.ả rất khác nhau. Trong lúc vua Khải Định nặ.ng n.ề quan cách: “Khi 7 giờ sáng, Ngự giá đến ga Huế, đình thần và các quý quan đều chầu tòng giá, tiếng quân – nhạc, tiếng hạ – ph.áo, vang lừng một lúc….từ ấy rồi xe chỉ hướng Nam, có trải qua 9 cái hầm, núi cao nhấp nhô, sắc biển mênh – mông, một giải sơn hà rành rành ở trong đổng giám. Nhưng việc nên biên chép nhất…(là) xe ngự đến đâu, thời những dân ngư, tiều, nông và thương đứng chực hai bên vệ đường, ai ai cũng tỏ lòng cung kính. Cái quang cảnh ấy nào có ai bắt buộc đâu, là vì lòng dân mà xui nên thế vậy…”

Ngày 9/9/1932 Vua Bảo Đại về Huế sau khi kết thúc thời gian du học tại Pháp
Quan lại triều đình Huế đón vua Bảo Đại

Ngược lại, vua Bảo Đại, rất nhiều năm, sau những biến thiên, vinh nhục, vẫn cảm nhận tươi tắn, đầy chất thơ về chuyến đi trong cuốn hồi ký “Con Rồng An Nam”, xuất bản năm 1982: “Xe qua sân chầu, ra cửa Ngọ Môn là cửa chính chỉ để dành riêng để đương kim Hoàng đế đi qua, chiếc xe tứ mã đi chầm chậm trong sự tĩnh lặng, chỉ có tiếng sương ban đêm đọng trên những tàu lá rơi tí tách, thưa dần, đều đặn…Đây là lần đầu tiên tôi được đi xe l.ửa, và cũng là lần đầu tiên tôi ra khỏi kinh đô Huế, vì vậy nên tôi rất tò mò. Đoạn đầu đi mất 3 giờ. Phong cảnh gợi màu hoài cảm. Cành cây thấp la đà mặt nước, những con trâu đứng dưới ruộng cày, nước đến khuỷu chân, hếch cái mũi sẫm nhìn trời. Cò, le, bay loáng trên những bụi ven sông. Đồng quê man mác huyền ảo, thơ mộng…”

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *