Ngắm Sài Gòn hoa lệ đẹp rực rỡ trong những cuốn phim điện ảnh nửa thế kỷ trước

ngam-sai-gon-hoa-le

Trong những khung hình phim nhựa về miền Nam trước năm 1975, người ta thấy một Sài Gòn hoa lệ, rực rỡ, hấp dẫn lạ kỳ…

Nền điện ảnh thương mại của miền Nam trước 1975 đã có nhiều thành tựu đáng kể, với rất nhiều phim nhựa được sản xuất mỗi năm, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 1960 trở về sau.

Trong những khung hình ấy, người ta thấy một Sài Gòn hoa lệ, đầy sầm uất. Những hình ảnh này được lấy trong các phim của Mỹ Vân như Từ Sài Gòn Tới Điện Biên Phủ, Chân Trời Tím, 5 Vua Hề Về Làng, và phim của Alpha là Tuổi Dại.

Nơi phố phường sầm uất

Những hình ảnh về đường phố Sài Gòn từ 50 năm trước đã cho thấy nó luôn xứng danh là “hòn ngọc Viễn Đông” khi so sánh với các thành phố của các quốc gia láng giềng cùng thời kỳ. Sự đông đúc, sầm uất và đặc biệt là lượng xe gắn máy cũng như các thương hiệu ô tô đa dạng trên đường phố Sài Gòn khi ấy đủ thấy thành phố phương Nam này phát triển, đẹp và hấp dẫn ra sao.

Một cảnh ở gần chợ Đa Kao, xe đi trên đường Bùi Hữu Nghĩa, cắt ngang đường Nguyễn Huy Tự
Khu vực trung tâm quận Ba
Đường Tự Do

Con đường này dài chưa tới 1km nhưng có nhiều cửa hàng, khách sạn sang trọng, sầm uất bậc nhất Sài Gòn suốt 3 thế kỷ qua, là con đường có nhiều cây xanh, có những công trình kiến trúc trên 100 năm như Nhà Thờ, Bưu Điện, Opera House và Continental Palace, có thương xá Eden với Eden Passage được nhiều người nhớ tới, có công viên Chi Lăng được ví như một vườn treo đầy cây xanh ở giữa khu vực đắc địa nhất.

Đường Tự Do ra hướng Bến Bạch Đằng
Trên đường Tự Do

Đầu đường là con sông Sài Gòn, Bến Bạch Đằng với Majestic Hotel, và kết thúc là Vương Cung Thánh Đường (Nhà Thờ) – một công trình kiến trúc độc đáo. Đường Tự Do còn có phòng trà Tự Do với những tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng, có phòng trà Maxim’s vang bóng một thời, có hàng loạt những nhà hàng sang trọng từng đón bước chân biết bao nhiêu cặp đôi tài tử giai nhân một thời của Sài Gòn phồn hoa…

Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh. Bên kia đường là REX cinema
Bùng binh Cây Liễu, ngã tư 2 đại lộ Lê Lợi và Nguyễn Huệ

Nổi bật trong bức ảnh là chiếc taxi “con cóc” – taxi dòng 4 bánh Renault 4CV màu vàng kem, xanh dương. Đây là trở thành hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về một thời xưa cũ của Sài Gòn.

Đường phố đông đúc
Tắc đường đã có từ thời xưa

Cùng với xe taxi con cóc thì xích lô máy đã trở thành một phần ký ức tươi đẹp của những người đã từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975. Một điều đặc biệt là Sài Gòn là thành phố duy nhất trên thế giới có sự hiện diện của xích lô máy từ cuối thập niên 1940 đến thập niên 1970.

Cầu Bùi Hữu Nghĩa ở Đa kao
Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

Xem thêm: Giai thoại về 3 khách sạn “cổ” nhất Sài Gòn: Nguyên liệu hiếm, có cả phòng riêng cho Tổng thống, Nhật hoàng

Những công trình nổi tiếng

Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Sài Gòn. Chợ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, đến nay đã hơn 100 năm nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc nguyên thủy

Chợ Bến Thành
Những biển quảng cáo quen thuộc trước chợ Bến Thành
Công trường Lam Sơn trước Opera House
Ngã Tư đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)

Trong ảnh, góc phải hình là khách sạn Astor, nay là khách sạn Hương Sen. Phía xa xa có thể thấy tháp chuông Nhà Thờ Đức Bà.

Đường Tự Do, bên trái là Caravelle Hotel

Khai trương năm 1959, với 10 tầng, cao nhất trong các khách sạn thời đó, Caravelle có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tiện nghi như điều hòa, bể bơi, sàn lát đá cẩm thạch nhập từ Italy. Đặc biệt, cửa sổ khách sạn được lắp kính chống đạn. Nơi đây đã từng đón tiếp hàng chục vị khách nổi tiếng và góp phần làm nên danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Trường Cao Đẳng Điện Học trực thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ

Hiện nay đây là một trong những cơ sở của trường Đại Học Bách Khoa ở đường Lý Thường Kiệt

Sân bay Tân Sơn Nhất

Những năm 1970, Tân Sơn Nhất là một trong những phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới. Cứ trung bình mỗi phút có một máy bay cất hay hạ cánh ở Tân Sơn Nhất. Những lúc cao điểm khoảng cách này chỉ vỏn vẹn 30 giây.

Trải qua bao thập kỉ, Sài Gòn vẫn sôi động, vẫn đẹp, vẫn gây thương nhớ như thế, chỉ là hiển hiện theo cách này hay cách khác mà thôi.

(Theo nhacxua.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *