Ngắm những gánh hàng rong gây thương nhớ một thời Sài Gòn

ngam-nhung-ganh-hang-rong-gay-thuong-nho-mot-thoi-sai-gon

Sài Gòn những năm trước 1975 đã có những gánh hàng rong của những người lao động lam lũ, đã trở thành ký ức đẹp của người Sài Gòn.

Tiếng rao thân thuộc

Người Sài Gòn hồi những năm trước 1975 đã quen với những tiếng rao của những gánh hàng rong, những chiếc xe rong bán những món đồ ăn bình dân thân thuộc. Và họ cũng đã quen thuộc với thời gian riêng của từng gánh hàng rong ấy.

Một gánh hàng rong xưa

Không phải lúc nào cũng có thể nghe được tiếng rao của gánh bánh canh hay cháo lòng. Như một chiếc đồng hồ chính xác, 9 giờ sáng, người Sài Gòn sẽ được nghe tiếng rao từ những gánh tàu hủ: ” Ai tàu hủ không?”. Đồng hồ điểm 10h cũng là lúc gánh chè ăn vặt ghé qua: ” Ai chè đậu xanh bột bán nước dừa đường cát không?”.

>>> Xem thêm: Sài Gòn xưa – “Kinh đô” quà vặt làm say đắm lòng người

Gánh bánh canh giữa phố Sài Gòn

Cứ thế mỗi giờ đồng hồ trôi qua là một món ăn xuất hiện qua tiếng rao to rõ nhưng vẫn êm dịu của các bà, các mẹ gánh hàng. Tiếng rao ấy đã thành thói quen của người Sài Gòn mà mỗi khi thiếu vắng, họ đều sẽ thấy nhớ. Những chị bán hàng có gương mặt phúc hậu, nghiêng vành nón, một tay cầm tô, mắt nhìn vào nồi bánh canh đang tỏa hơi nóng bốc lên. Đôi quang gánh của chị đơn sơ, giản dị. Một đầu là nồi bánh canh khá lớn. Đầu còn lại, trên tấm nia là thùng nước rửa tô, một vài chiếc tô sạch.

Mía lạnh, món ăn vặt một thời

Những gánh hàng kỷ niệm

Đường phố Sài Gòn trước 1975 không đông đúc như bây giờ nên sự xuất hiện của những người bán hàng rong không gây trở ngại nào mà ngược lại còn khiến Sài Gòn có thêm điểm nhấn độc đáo hơn.

Hồi đó, nghề nấu mì mới du nhập từ người Hoa vào Việt Nam, những xe mì bán rong cũng dần trở nên phổ biến với người Sài Gòn. Không chỉ đứng bán cố định một chỗ, những người bán mì còn vào tận trong những con ngõ, hẻm nhỏ, cầm 2 thanh tre gõ vào nhau để rao bán mì, từ đó những xe mì rong còn có tên gọi là mì gõ.

Một xe bán mì gõ

Bên cạnh đó là những hàng mực khô, mực treo thành 1 giàn, khách tới tự lựa con vừa ý nhất để chủ nướng ngay tại chỗ. Những chiếc xe bán nước mía hồi còn phải quay tay. Chưa có máy ép nước mía như bây giờ, muốn làm được nước mía, phải dùng tay quay bánh xe và chân để giữ thì mới ép được nước, vậy nên thời đó người bán nước mía thường là đàn ông.

Xe mực nướng
Chiếc máy ép nước mía xoay bằng tay

Những gánh hàng rong bây giờ vẫn còn nhưng không còn như xưa, những tiếng rao cũng ít đi và nhường chỗ dần cho những hàng quán vỉa hè.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *