Một mảnh Hà Nội thời bao cấp: Thịt có thể thiếu nhưng ý thức xếp hàng thì luôn đủ!

Cách đây nửa thế kỷ, vào thời bao cấp, việc “nơi nơi xếp hàng, người người xếp hàng, nhà nhà xếp hàng, ngày ngày xếp hàng” đã trở thành một thói quen thường nhật ở mọi nơi, mọi chỗ.

Thời cái gì cũng thiếu

Nhịp sống Hà Nội xưa luôn là những ký ức khiến ông bà, bố mẹ chúng ta bồi hồi mỗi khi nhắc đến. Người thời đó có câu: “Nhất gạo nhì rau – Tam dầu tứ muối – Thịt thì đuôi đuối – Cá biển m.ấ.t mùa – Đậu phụ chua chua – Cái gì cũng thiếu!“.

Câu vè đã miêu tả rõ nhất sự khó khăn thiếu thốn của cái thời sống bằng tem phiếu. Cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Cái đói trường kỳ g.ặm nhấm tâm can và dạ dày khiến mọi suy nghĩ của một ngày chỉ xoay quanh vấn đề miếng ăn.

Ngày ấy, tiền còn không quan trong bằng sổ gạo

Toàn bộ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu thiết yếu cuộc sống là thông qua chế độ tiêu chuẩn tem phiếu có định mức cho từng đối tượng. Sự thiếu thốn về số lượng dẫn đến sự thê thảm về chất lượng: gạo mốc xanh đen, gạo hẩm, bột mỳ mốc, rau vàng héo, thịt “bèo nhèo”…

Vậy đấy, thời bao cấp cái gì cũng thiếu thật, nhưng có một thứ luôn đầy ắp, đó chính là tình người và ý thức sống. Ngày ấy, sự nhường nhịn và trật tự đã trở thành nguyên tắc sống của hầu hết mọi người, từ trẻ em, thanh niên đến người lớn tuổi. Và nếu nói “đặc sản” của thời bao cấp là ý thức xếp hàng thì cũng không sai chút nào.

Trẻ em xếp hàng mua thịt năm 1971

Xem thêm: Cách ăn uống tinh tế của người Hà Nội xưa: Không tham lam bới chọn, miếng ngon mời người lớn

Xếp hàng thành nét văn hóa

Thời bao cấp mọi thứ được ph.ân phối qua tem phiếu, đến tất cả mọi cửa hàng, mọi khu chợ, cảnh người người xếp hàng “rồng rắn lên mây” để chờ mua mọi thứ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho đời sống đã là chuyện thường ở huyện. Và, thói quen xếp hàng, kiên trì xếp hàng, nhẫn nại xếp hàng, bền bỉ xếp hàng diễn ra mờ mịt suốt ngày dài tới đêm sâu.

Từng hàng người thế này đã là chuyện quá quen thuộc

Thời ấy, nhiều khi nghe được tin cửa hàng bán lương thực của khu phố có gạo về là bà con khối phố lại rủ nhau đi xếp hàng từ 3 – 4 giờ sáng. Khi xếp hàng quá lâu, người ta dùng một viên gạch vỡ hay một chiếc lá, rồi nón rách, rổ rá để “xếp” thay cho mình đợi mua hàng hóa. Đặc biệt, không một ai có ý định c.ướp chỗ hay gi.an lận lượt mua nếu tình cờ người kia đang bận xếp hàng ở chỗ khác. Họ nhẫn nại chờ đến lượt gặp mậu dịch viên, dù biết rằng rất có thể sẽ ra về tay không vì thức ăn đã bị bán hết.

Xếp hàng đợi mua thịt

Ngày thường xếp hàng đã c.ực, ngày giáp tết xếp hàng mua hàng tết còn c.ực hơn, cứ phải xác định mất ba bốn ngày mới mua xong tiêu chuẩn. Những ngày cuối năm, phòng làm việc thường vắng teo, vì tất cả đều phải tranh thủ đi xếp hàng chờ mua hàng tết.

Khổ nhất là mấy ngày Tết

Nhưng đứng xếp hàng lâu thế nhưng chắc gì đã mua được. Chờ mãi mới đến lượt mình thì cô nhân viên mậu dịch dõng dạc tuyên bố hết hàng rồi đóng sập cửa xuống. Thế là tất cả những người còn lại đành lủi thủi quay lưng ra về trong sự mệt mỏi rã rời. Ngày mai, họ lại ra xếp hàng…

Lúc bấy giờ, chỉ những người thuộc gia đình thương b.inh, l.iệt sĩ, có công với cách mạng là có thẻ ưu tiên (gọi vui là “thẻ chen ngang”) được vào mua trước, không phải xếp hàng. Nhưng rồi người có thẻ thương b.inh, l.iệt sĩ khá nhiều nên quyền ưu tiên bị bỏ. Chỉ có những gia đình cán bộ cấp trên có sổ mua ưu tiên ở các cửa hàng cung cấp đặc biệt như Tôn Đản là ít khi phải xếp.

Không có “quyền ưu tiên” thì phải cần mẫn xếp hàng

Nhắc lại chuyện xưa để thấy, hóa ra thời bao cấp, dân Việt ta đã quá quen thuộc với việc xếp hàng và văn hóa xếp hàng một cách tự nguyện, tự giác và những người thích chen ngang, thích “đến sau mua trước” đều bị mọi người phản đối, kh.inh thị.

Ngày nay, chúng ta không còn phải thấy cảnh xếp hàng “rồng rắn lên mây” ở các cửa hàng như xưa nữa. Mọi thứ nông sản, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người hàng ngày đều được người dân tự sản, tự cung, tự cấp. Cảnh xếp hàng ngày xưa chỉ còn là những kỷ niệm trong ký ức của ông bà, cha mẹ, chứ không phải là những ấn tượng thuộc về thói quen của ý thức lớp trẻ ngày nay.

Ngày ấy, ý thức xếp hàng thì luôn đủ. Ngày nay, văn hóa xếp hàng có còn được thực hiện đủ đầy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *