Ảnh Huế năm 1962 – 1963: Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế giữa đồng ruộng

Ảnh khó quên về Huế năm 1962 – 1963

Người ta thấy một Huế thơ mộng, trữ tình và thân thương đến lạ qua những bức ảnh được cựu binh Mỹ Ned Scheer chụp năm 1962 – 1963.

Những công trình lịch sử

Kinh thành Huế là một trong những công trình nổi bật của đất Cố đô. Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Một cánh cổng dẫn vào Kinh thành Huế

Kinh thành Huế có mặt bằng gần hình vuông, mặt trước uốn hơi cong theo dòng sông Hương. Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành.

Cổng Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế

Hoàng thành là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây nơi ở của vua và hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi th.ờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Hoàng thành có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.

Cửa Hiển Nhơn

Nếu cổng Ngọ Môn gây choáng ngợp bởi quy mô bề thế thì cửa Hiển Nhơn lại lôi cuốn du khách bởi vẻ đẹp tinh tế. Dưới thời nhà Nguyễn, cửa Hiển Nhơn là cửa dành riêng cho quan lại và nam giới hoàng tộc ra vào Hoàng thành.

Nằm trong Hoang thành là Tử Cấm Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803). Thành có hình chữ nhật, ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn.

Một góc Tử Cấm Thành Huế

Một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ là chùa Thiên Mụ. Chùa còn có tên gọi khác là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng. Đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất Cố đô.

Chùa Thiên Mụ từ trên cao

Nổi bật trong bức ảnh là tháp Phước Nguyên, cao 7 tầng, mỗi tầng đều có thờ tượng Phật.

Sông Hương và Khu vực Đại Nội nhìn từ máy bay

Ở Huế còn có một cây cầu mang vẻ đẹp mặn mà, rất đặc trưng của xứ Huế – cầu Trường Tiền. Cây cầu nổi bật với thiết kế kiến trúc Gô Tích, bắc ngang qua sông Hương, hữu tình. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương.

Cầu Trường Tiền nhìn từ bờ sông Hương
Công viên bên bờ sông Hương, gần Tòa Thương Bạc

Bên cạnh các công trình kiến trúc của nhà Nguyễn, Huế cũng được biết đến với những nhà thờ Công giáo có kiến trúc độc đáo, vô cùng bề thế, trong đó có nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Đây cũng là nhà thờ Công giáo to lớn và tráng lệ bậc nhất ở Việt Nam.

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế
Quanh nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế khi đó là ruộng đồng mênh mông

Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng với chợ Đông Ba. Chợ nằm giữa cầu Trường Tiền và cầu Gia Hội, bên ngoài nhìn có vẻ giống như những ngôi chợ bình thường khác, tuy nhiên khi vào khám phá hết bên trong ta mới thấy được sự khác biệt, mới thấy nơi đây xứng đáng với tên gọi “khu chợ sầm uất của xứ Huế”.

Chợ Đông Ba – khu chợ nổi tiếng của Huế

>>> Xem thêm: Ảnh hiếm về Thảo Cầm Viên trước 1975 : Từng là nơi mơ ước của lứa tuổi U60 và U70 về trước

Nếp sinh hoạt bình dị

Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người dân một phong cách mà người ta gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang mơ hồ nào đó, nhưng cái đài các này không khu biệt trong vòng hoàng thành mà còn lan tỏa cả trong dân gian.

Đường phố ở Huế

Thiếu nữ Huế thường là kín đáo, không bộc lộ tâm tình cho người khác biết. Nhưng cũng chính người thiếu nữ nghiêng nón dạ thưa ấy lại còn một mặt yêu thương đắm say, d.ữ dội.

Thiếu nữ áo dài Huế

Giữa cuộc sống đại hiện đại đầy sự náo nhiệt, bon chen, sông Đông Ba như một dòng sông chảy về từ quá khứ xa xăm, là nơi lưu giữ lại nhịp sống từ tốn, bình thản của Cố đô Huế xưa.

Những bến nước bên sông Đông Ba
Giặt đồ bên bờ sông

Bên bờ sông Ba còn có những xóm vạn đò, gia đình chỉ quanh quẩn trong chiếc thuyền, cả ngày lênh đênh trên sông nước…

Xóm vạn đò Gia Hội
Một gia đình trên con thuyền
Tàu chợ ở bến sông

 

Cuộc sống dưới gầm cầu

Nhìn ngắm Huế từ hàng chục năm trước, mới thấy người Huế xa quê đều “nặng lòng với Huế” chẳng phải là không có lý do.

(Theo Redsvn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *