Trước 1975, Phố Tây Bùi Viện, Ngã tư Quốc tế có diện mạo như thế nào?

Phố Tây Bùi Viện hiện nay, gần 70 năm trước nổi tiếng với cái tên “Ngã tư Quốc tế”, sinh hoạt đa dạng, nhiều màu sắc, đầy mùi vị…

Nguồn gốc cái tên “quốc tế”

Ngã tư Quốc tế dùng để chỉ khu vực giao nhau của bốn con đường: Bùi Viện (tên xưa là Bảo Hộ Thoại), Đề Thám, Trần Hưng Đạo, Đỗ Quang Đẩu sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo, gần dãy nhà lầu Tháp Ngà.

Ngã Tư Đề Thám – Bùi Viện
Nhà lầu Tháp Ngà ở góc dưới tay trái, ở góc Trần Hưng Đạo – Bùi Viện

Ngày ấy, sinh hoạt ở đây rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mùi vị, nó là Saigon Tạp Pín Lù, như tựa một cuốn sách của cụ Vương Hồng Sển mô tả: “Saigon thập cẩm, Saigon tào lao, Saigon ba lăng nhăng”, gồm đủ cả các món ngon mề gà, lòng heo, ruột già, dồi trường, chín hay sống sượng ng.ốn ngh.iến chàm ngoàm với rau sống, r.ượu cay.

Cái tên “Quốc tế” có lẽ phải bắt nguồn từ rạp Nguyễn Văn Hảo. Theo các cụ cao niên ở phố này thì đ.ào k.ép cải lương hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo thường ra đây cà phê trước giờ tập t.uồng, sau khi vãn hát thì nh.ậu nh.ẹt. Dân mê cải lương có thể tới đây nhìn mặt thật của đ.ào k.ép không tốn tiền, giới làm ăn buôn bán, chạy á.p phe ghé đây ngồi để lây cái sang.

Rạp Nguyễn Văn Hảo nổi tiếng một thời

Thế là nhiều tiệm ăn phục vụ cho giới trung lưu cũng như người lao động với các món ăn sáng đủ thể loại: bánh cuốn, bánh xèo, xôi vò, xôi r.ượu nếp, xôi bắp, xôi đậu đen, khoai mì, khoai lang, bánh mì thịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, cơm tấm bì, sữa đậu nành, đậu hũ, bánh khúc… ra đời. Bởi vậy, khu này đông đúc là lẽ tất nhiên.

Một gánh hàng rong va 2 thiếu nữ trên Phố Bùi Viện

Thêm nữa, một lực lượng cầm bút thời đó thường tập trung tại đây để ăn sáng, cà phê, cà ph.áo, s.ăn tin, trong khi giới nhà văn thì ra ngồi ở quán Cái Chùa (Pagode), ký giả nước ngoài thì tập trung ở khu Continental, Givral.

Hàng rong trên ngã tư Quốc tế
Trên phố đầy những quán thế này

Khu này lại có phòng trà ca nhạc đầu tiên của Sài Gòn, tên Anh Vũ. Vì vậy khu Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện, Đề Thám gần đó tập trung đầy các anh ký giả, những người đi s.ăn tin, b.ắ.n tin về kịch trường. Chẳng bao lâu nơi đây trở thành trung tâm tin tức, từ địa phương đến quốc tế, từ đó phát sinh tên Ngã tư Quốc Tế.

Quán cà phê ở khu vực Ngã tư Quốc Tế thập niên 1950 – 1960

Nhà tôi ở trong đường hẻm, sau lưng là đường Phạm Ngũ Lão, bên hông là đường Nguyễn Thái Học. Ngày ấy, lũ con nít trong xóm cũng có nhiều trò chơi hay rủ nhau đi ph.á ph.ách khu xóm.

Đường Đề Thám, nhìn từ góc đường Trần Hưng Đạo về phía ga xe lửa

Trong các trò chơi, đ.á banh là trò tôi ham nhất. Sân banh là khúc đường Nguyễn Thái Học bên hông trường Tôn Thọ Tường. Xe cộ chạy thì mặc kệ xe, chúng tôi cứ đ.á ngay giữa lộ. Khi nào cảnh sát tới thì ù té chạy; hay tản lên lề làm như mình vô can; chỉ đứng ngó “mấy thằng nhỏ m.ấ.t dạy làm c.ản tr.ở lưu thông”.

Nếu hôm nào không tụm năm tụm ba qu.ậy ph.á thì tôi m.ò tới mấy sạp báo góc ngã tư Đề Thám Bùi Viện hay ngã năm Bùi Viện, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học hoặc vào tiệm sách Yểm Yểm Thư Trang ở gần đó đọc sách báo tr.ộm. Giờ đọc báo c.ọp thích hợp nhất là buổi trưa nắng gắt, nóng đổ lửa. Còn đọc sách c.ọp là lúc tan trường về.

Một góc đường xưa

Khu Ngã tư Quốc tế vào buổi xế trưa khác hẳn buổi sáng và buổi tối. Quán hàng có vẻ thưa thớt. Sinh hoạt chậm lại, uể oải. Hàng quà vỉa hè dọn đi đâu chỉ còn lại năm ba gánh…

>>> Xem thêm: Chùm ảnh: Hoài niệm một Sài Gòn năng động, phồn hoa năm 1991

Nơi ấm áp tình người

Vì là nơi tập trung khá nhiều thành phần nên Ngã tư Quốc Tế cũng là nơi ấm áp tình người, tình nghệ sĩ và đồng nghiệp giới báo chí.

Ngã tư Quốc tế ngày ấy

Ở đấy có một chủ quán bi da, tên gọi là Tư, đã cho mượn địa chỉ của tiệm bi da để các nghệ sĩ đi nam ra bắc có thể gửi thư qua lại. Có nhiều người gửi thư mà không tiền mua tem, nhà dây thép (bưu điện) ph.ạt, ông chủ tiệm vẫn vui lòng trả tiền ph.ạt để cho thư đừng bị thất lạc.

Góc Đề Thám – Bùi Viện còn có một quán cà phê kho không tên mà trước cửa chủ quán treo tấm bảng viết hai câu thơ lục bát:

“Uống đâu cũng phải trả tiền
Uống đây giúp đỡ bạn hiền – cám ơn”

Ty Cảnh Sát Công Lộ

Bùi Viện bây giờ đã khác, đầy Tây ba lô. Nghĩa là quốc tế thứ thiệt chứ không phải “quốc tế” như ngày xưa. Người khu “quốc tế” thời xưa đến khu quốc tế ba lô nay thì không còn thấy đào, thấy kép, thấy những ký giả nội địa ngồi “tám” chuyện in-tẹc-ná-sòn-nồ (international) ngày trước…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *