Ngược dòng thời gian: nhìn lại bến xe Long Biên đã thay đổi như thế nào trong hơn 100 năm

Bến xe Long Biên là một trong những địa điểm ở Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt suốt 100 năm qua. Hãy cùng tìm hiểu những sự thay đổi đó qua các bức ảnh dưới đây nhé. 

Bến xe Long Biên 100 năm trước

Ít người biết rằng bến xe Long Biên trước đây là một bãi đất bỏ hoang. Cách đây hơn 100 năm, khi chưa hình thành con đê như bây giờ, bến xe Long Biên vốn là một bãi đất rộng, là nơi để những bó nữa, những cây gỗ được đưa từ dưới sông Hồng lên và chất thành từng đống. Chúng được bày bán cho những người cần gỗ để làm nhà, dựng vườn hoặc các mục đích khác.

Cũng vì vậy mà bến xe Long Biên trước đây được người ta hay gọi là Bến Nứa.

Ngày xưa bên bờ sông Hồng nhiều tre nứa

Vào năm 1902, cầu Long Biên được xây dựng, và theo đó xây thêm 2 làn ô tô cùng hệ thống đường dẫn lên cầu vào năm 1936. Lúc bấy giờ, bến xe ô tô chở khách đi các địa điểm phía Bắc và Đông Bắc mới được dựng lên và đi vào hoạt động.

Hình ảnh bến nứa cách đây 100 năm

Mới đầu, chỉ có dăm ba chiếc xe ca chở khách, nhưng sau vì nhu cầu đi lại của người dân đông hơn nên đã tăng số lượng xe lên. Từ đó, bến xe ca mới được gọi là Bến Nứa.

Hình ảnh Bến Nứa khi cầu Long Biên vừa được xây dựng

Sau khi xây xong cầu Long Biên, người ta xây thêm 2 làn ô tô và hệ thống đường dẫn lên cầu vào năm 1936, bến xe ô tô khách đi các địa phương phía Bắc và Đông Bắc được hình thành. Đầu tiên chỉ là dăm ba chiếc xe ca chở khách, dần dần lượng xe nhiều hơn, nhu cầu đi lại của nhân dân đông hơn, nơi đây trở thành một bến xe ca gọi là Bến Nứa.. Sau năm 1954, khi thành lập bến xe ô tô chở khách, bến được đặt tên là Long Biên.

>>> Xem thêm: Chùm ảnh: Hoài niệm Hà Nội xưa qua những con phố nghìn năm tuổi

Hệ thống đường xá phát triển khiến Bến Nứa trở thành bến xe đông người lui tới

Mãi sai này, đến năm 1954, người ta thành lập bến xe ô tô chuyên chở khách thì bến mới được đổi tên thành Long Biên.

Lý giải về cái tên Long Biên được đặt cho Bến Nứa

Sở dĩ có tên Long Biên là bởi người ta lấy tên cầu đặt tên cho bến, mặc dù thời gian đầu, người dân vẫn quen gọi bến là Bến Nứa, hoặc Bến Nứa – Long Biên.

Hồi đó, người ta lấy những địa danh hoặc những thứ nổi bật gần đó để đặt tên cho dễ nhớ. Ví như bến xe Kim Liên là lấy địa danh làng Kim Liên, bến xe Kim Mã được đặt theo tên làng Kim Mã. Trong 3 bến xe này, bến Long Biên lớn nhất.

Bến Nứa – Long Biên tấp nập người ra vào
Hồi đó, Bến chỉ có một nhà ngói 1 tầng rộng và thoáng vừa là nơi bán vé, vừa làm nhà chờ, khách mua vé qua cửa nhà chờ để ra điểm đỗ xe của tuyến cần đi, vì bến xe hẹp chiều ngang nên các xe ô tô khách đỗ thành một dãy giáp đê. Bến xe có 2 cửa lớn để cho ô tô khách ra vào bến. Hồi đó Đoàn xe Long Biên của Công ty xe khách Thống Nhất đặt văn phòng tại bến, bởi có nhiều xe đi liên tỉnh và kế cận.

Một số thông tin ngoài lề về bến xe Long Biên xưa

Bến xe Long Biên lúc đó có vào khoảng trên 20 tuyến ô tô khách đi các huyện ngoại thành và 9 tuyến liên tỉnh.
Bến xe Long Biên ngày nay
Năm 1987, sau khi có cầu Chương Dương, đề hạn chế xe ô tô vào Nội thành gây mất mỹ quan đô thị, theo quyết định của UBND Thành phố, bến xe chở khách Long Biên được chuyển sang Gia Lâm.
Bây giờ bến xe khách Long biên xưa trở thành bến xe buýt Long Biên. Đây là bến xe buýt lớn thứ 2 sau bến xe buýt cầu Giấy.
Bến xe Long Biên hiện nay là bến xe buýt lớn nhất nhì Hà Nội
Bến được xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 400.000 euro do Uỷ ban châu Âu, vùng Ile de France (Pháp) và thành phố Hanover (Đức) tài trợ. Bến dài 85m, rộng trên 50m, có thể tiếp nhận 3.000 xe buýt/ngày và hàng nghìn lượt khách, với 6 vị trí đón trả khách, 4 làn đường dành cho xe buýt. Điểm trung chuyển được nối thẳng với ga Long Biên và có điểm đỗ, đón trả khách cho taxi, điểm gửi xe đạp, xe máy.

Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *