Chiêm ngưỡng những tấm ảnh cổ xưa nhất về Sài Gòn của 150 năm trước

những tấm ảnh cổ xưa nhất về Sài Gòn của 150 năm trước

Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn còn được lưu giữ cho đến nay.

Sài Gòn những ngày đầu t̼h̼u̼ộ̼c̼ ̼P̼h̼á̼p̼

Ngay sau khi c̼h̼i̼ế̼m̼ ̼đ̼ư̼ợ̼c̼ thành Gia Định vào năm 1859, t̼h̼ự̼c̼ ̼d̼â̼n̼ ̼P̼h̼á̼p̼ ̼g̼ấ̼p̼ ̼r̼ú̼t̼ quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn n̼h̼ằ̼m̼ ̼p̼h̼ụ̼c̼ ̼v̼ụ̼ ̼m̼ụ̼c̼ ̼đ̼í̼c̼h̼ ̼k̼h̼a̼i̼ ̼t̼h̼á̼c̼ ̼t̼h̼u̼ộ̼c̼ ̼đ̼ị̼a̼ và làm nơi cư trú cho q̼u̼a̼n̼ ̼c̼h̼ứ̼c̼ Pháp.

Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử t̼r̼u̼n̼g̼ ̼t̼á̼ ̼c̼ô̼n̼g̼ ̼b̼i̼n̼h̼ Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (20/5/1810 – 5/8/1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km².

Khu vực bến Bạch Đẳng và cảng Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1866.

Sài Gòn là một thành phố nhỏ tọa lạc tại khu vực giới hạn bởi sông Sài Gòn (phía Đông), rạch Thị Nghè (phía Bắc), rạch Bến Nghé (phía Nam). Cư dân sinh sống ở đây ước tính khoảng 100.000 người, phần lớn tập trung tại Sài Gòn và Chợ Lớn.

Cho đến năm 1859, Sài Gòn vẫn còn là một trung tâm hành chính quân sự. Các công trình xây dựng lớn chủ yếu phục vụ cho chức năng cai trị và phòng thủ, hoàn toàn chưa có những tiện nghi công cộng, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một thành phố thương mại, thành phố cảng.

Một cây cầu ở Chợ Lớn. Vị trí cây cầu này nay ở trên đại lộ Đông Tây.

Nhằm thực hiện mưu đồ chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ nước ta, tiến tới việc xác lập khu vực ảnh hưởng của đế quốc Pháp tại Viễn Đông, triều đình Paris, đặc biệt là các Đô đốc trực tiếp cai trị tại Nam Kỳ, đã gấp rút xúc tiến việc qui hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chính, quân sự, kinh tế, cảng v.v…) với dân số dự kiến lên đến trên nửa triệu người.

Kết quả của việc tái thiết

Mục đích chính của những nổ lực nhằm sớm biến Sài Gòn thành một thành phố sầm uất, ngoài những yêu cầu về lãnh thổ, yêu cầu cạnh tranh ảnh hưởng với các thế lực đế quốc khác ở Viễn Đông, người Pháp còn muốn nhanh chóng khai thác Nam Kỳ, mà các chuyên gia Pháp đã nhìn thấy ở đó tiềm lực kinh tế to lớn. Nguồn lợi kinh tế do Nam Kỳ mang lại sẽ gánh bớt một phần chi phí chiếm đóng Việt Nam, mối băn khoăn của triều đình Napoléon III ngay từ những toan tính ban đầu.

Khu nhà của người Hoa năm 1866

Năm 1862 dự án thiết kế thành phố Sài Gòn của Coffyn được phê duyệt bao gồm cả vùng Chợ Lớn. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, k̼h̼ó̼ ̼b̼ả̼o̼ ̼đ̼ả̼m̼ ̼v̼ề̼ ̼a̼n̼ ̼n̼i̼n̼h̼, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ lúc đó là Chuẩn đô đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn.

Ngày 3/10/1865, Pierre Rose r̼a̼ ̼l̼ệ̼n̼h̼ quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km². Đây là một thay đổi cơ bản và thuận lợi nhất để tập trung đầu tư xây dựng khu trung tâm Sài Gòn.

Toàn cảnh sông Sài Gòn nhìn từ Nhà Rồng.

Vùng Chợ Lớn trước khi người Pháp tới là điểm trung tâm cư dân người gốc Hoa. Họ là các thương nhân năng nổ, chăm chỉ làm ăn tạo cho Chợ Lớn thành một khu vực phát triển rất nhanh, nhất là sau khi người Pháp đến và xúc tiến việc khai thác thuộc địa.

Việc tách Chợ Lớn ra khỏi dự án thiết kế thành phố Sài Gòn còn giúp tạo điều kiện cho khu vực này phát triển nhanh chóng, việc buôn bán ở đây rất thuận lợi, vì khu vực Chợ Lớn khi đã tách ra, đất đai không bị hạn chế do phải dành mặt bằng cho khu hành chánh, công thự, công trình công cộng… những cơ sở thiết yếu của một thành phố thủ phủ.

Một đám cưới ở Nam Kỳ năm 1866.

Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.

>>> Xem thêm: Không làm từ thiện nhưng 400 năm trước chúa Trịnh đã có lần b̼ắ̼t̼ bá quan phải “̼s̼a̼o̼ ̼k̼ê̼”̼ ̼t̼i̼ề̼n̼ ̼q̼u̼ỹ̼

Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều c̼ơ̼ ̼q̼u̼a̼n̼ ̼c̼ô̼n̼g̼ ̼v̼ụ̼ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án t̼h̼ư̼ơ̼n̼g̼ ̼m̼ạ̼i̼, tòa giám mục,… Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những p̼h̼ò̼n̼g̼ ̼t̼u̼y̼ế̼n̼ cũ của đ̼ồ̼n̼ Kỳ Hòa…

Theo KIẾN THỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *