Chùm ảnh Hà Nội xưa – Thuở biển hiệu còn toàn bằng “tiếng nước ngoài”

chum-anh-ha-noi-xua

Những bề bộn của cuộc sống đôi khi khiến người ta nghĩ rằng cái “chất” Hà Nội mất đi. Nhưng không, bộ ảnh dưới đây sẽ chứng minh cho bạn thấy sự thật không phải thế.

Cụm từ “người Hà Nội” lâu nay được coi là một “đẳng cấp”. Cái “đẳng cấp” ấy được khẳng định qua những câu ca dao, tục ngữ như: “Ốc tháng mười, người Hà Nội”, “Nhất cao là núi Ba Vì/ Nhất lịch, nhất sắc, Kinh kỳ Thăng Long”. Có lẽ tại mang sứ mệnh là Thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là “khuôn vàng thước ngọc” cho các giá trị, nhất là văn hóa của cả nước. Được đề cao như thế, sẽ có người thắc mắc “người Hà Nội” là phải bao gồm những phẩm chất gì mà có thể tiêu biểu cho một giá trị đạo đức tinh thần bất biến qua suốt chiều dài dâu bể?

Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân ngày nay

Tính cách của người Hà Nội

Khiêm tốn, khoan nhượng

Người Hà Nội không phô trương, hào nhoáng. Họ vẫn giữ nếp sống khiêm tốn, khoan nhường. Không thể hiện thái quá năng lực, hay trình độ bản thân. Lúc nào ở người Hà Nội cũng toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng. Trong mọi hoạt động, họ cho mình cách hành xử đơn giản nhất. Không làm lớn chuyện, nếu thấy không cần thiết.

Phố Hàng Buồm
Phố Huế

Người Hà Nội thân thiện, dễ gần. Dĩ nhiên điều này tùy từng người. Có người ít nói, có người nói nhiều. Điều đó không đủ kết luận: người Hà Nội kiêu căng hay khó gần. Chẳng qua họ không giải thích (trình bày) nhiều. Còn về bản chất, họ rất chân thành. Lời nói của người Hà Nội có tính đảm bảo, họ không hay nói dối (hoặc lừa gạt) người khác.

Nhà 90 phố Hàng Đào
Căn nhà 90 Hàng Đào ngày nay

Người Hà Nội sống không toan tính, vụ lợi. Họ không nói chuyện theo kỉa mỉa mai, châm biếm. Nếu không bằng lòng ở việc gì, một là họ nói thẳng. Hai là im lặng, hoặc nói tránh nói giảm. Tuyệt đối không nói xấu hay dựng chuyện cho người khác.

Phố Hàng Bạc năm 1920
Phố Hàng Cân – Lãn Ông. Ảnh chụp năm 1980

Thanh lịch, nho nhã

Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Người Tràng An ở đây ám chỉ người Hà Nội.

Không màu mè, phô trương, người Hà Nội chọn cho mình lối sống giản đơn, bình dị. Họ từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và hành xử. Không hấp tấp, vội vàng khi quyết định mọi thứ.

2 căn nhà cổ tại phố Châu Long
Phố Hàng Đồng

>>> Xem thêm: Chuyện lạ thời chiến: Chú rể chạy bộ 25 km về để… tân hôn tiếp với vợ!

Không quá lời khi nói: người Hà Nội ứng xử văn minh, nho nhã. Họ thể hiện tính thanh lịch trong lời ăn tiếng nói. Nhiều người cho rằng: liệu xã hội có đề cao thái tính cách người Hà Nội. Không đâu, đấy hoàn toàn là sự thật.

Bến xe Cột Đồng Hồ xưa- nay là chân cầu Chương Dương

Lối sống của người Hà Nội

Coi trọng truyền thống gia đình

Tính cách đã nói lên phần nào lối sống của người Hà Nội. Người Hà Nội xưa có lối sống tứ đại đồng đường. Nghĩa là: nhiều thế hệ sinh sống trong một ngôi nhà. Bao gồm: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt,… 10-14 thành viên trong một gia đình là chuyện bình thường. Điều này đã tôi luyện cho người Hà Nội đức tính “kính trên nhường dưới”, hành xử tế nhịn, ăn nói lễ phép.

Nhà thờ Lớn Hà nội 1920

Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn

Phải trải nghiệm nhiều năm ở Hà Nội, bạn mới thấu hiểu tính cách người Hà Nội. Những gia đình lâu đời ở Hà nội (từ 5 thế hệ trở lên), họ có nếp sống điển hình. Từ sinh hoạt gia đình, cư xử giữa các thành viên, cho đến nuôi dạy con cái. Cuộc sống người Hà Nội có phần bình an và chân thành. Họ không thích ganh đua, hay đấu tranh thiệt hơn. Dễ dàng cho qua những mâu thuẫn vụn vặt. Biết cách chấp nhận cuộc sống, mà không tìm cách luồn cúi.

1 góc quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thế kỷ trước

Người Hà Nội cư xử tế nhị với những người xung quanh. Họ suy nghĩ mọi thứ theo đường thẳng. Nghĩa là: đơn giản, thẳng thắn và chân thành. Họ không suy nghĩ theo kiểu vòng vo, toan tính hay ấp ủ những ý định lâu dài. Người Hà Nội nghĩ sao sống vậy. Họ không bao giờ làm việc mờ ám sau lưng người khác.

Mảnh đất Thủ đô vốn dĩ xinh đẹp, nhỏ bé. Con người nơi đây chân thành và hòa nhã. Du khách Quốc tế đặc biệt yêu quý người Hà Nội. Họ cho rằng: người Thủ đô thân thiện, dễ gần, nhiệt tình trong giao tiếp và hành động.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *