Xe kéo tay ở Việt Nam xưa: Biểu tượng cho sự giàu có của giới thượng lưu hay những kiếp người khốn khổ?

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa

Xem các thước phim xưa về các nước Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chiếc xe kéo tay. Người phu xe còm cõi, còng lưng kéo, người trên xe ăn mặc sang trọng, dáng dấp khoan thai. Nhìn chiếc xe kéo tay băng ngang qua đường, ta nhận ra sự đối nghịch giữa sung sướng và khổ hạnh, giàu sang và nghèo hèn. Xe kéo tay thời ấy có thể là biểu tượng cho sự giàu có của giới thượng lưu nhưng cũng có thể là hiện thân cho những kiếp người khốn khổ. 

Nguồn gốc của chiếc xe kéo tay

Theo các nhà nghiên cứu, xe kéo tay lần đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng năm 1868, đầu thời Cải cách Minh Trị. Sau đó hơn một thập niên, chúng nhanh chóng xuất hiện tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á và Đông Á, điểm hình như Trung Quốc.

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Xe kéo tay là một phương tiện di chuyển đặc trưng ở Việt Nam thời thuộc địa

Xe kéo tay là một phương tiện di chuyển đặc trưng ở Việt Nam thời thuộc địa để phục vụ cho việc đi lại của giới thượng lưu. Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản, với ghế ngồi và hay tay kéo đặt trên hai bánh xe. Xe vận hành bằng sức kéo của người, có thể chở một hoặc hai hành khách.

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Xe kéo tay vận hành bằng sức kéo, có thể chở từ 1 -2 hành khách

Năm 1883, Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho nhập khẩu xe kéo tay từ Nhật Bản về Hà Nội. Năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đó, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội. Gần 15 năm sau, loại xe này mới bắt đầu được sử dụng trên đường phố Sài Gòn.

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Bến xe kéo ở Hà Nội năm 1884
Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Bến xe kéo tay ở Sài Gòn những năm 1901-1905

Hình tượng đối lập gắn liền với chiếc xe kéo tay

Trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt Nam thời thuộc địa. Thời ấy, chỉ có những người có địa vị mới sử dụng xe kéo tay. Ngược lại, những người làm nghề phu xe đều bị coi là thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Chỉ những người quyền uy thời đó mới sử dụng xe kéo tay
Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Phụ nữ cúng có thể làm phu xe

Xuất hiện cùng chiếc xe kéo tay ấy, ngồi trên xe là những bà đầm những phú ông, phú bà, cậu ấm cô chiêu nhàn hạ nghỉ ngơi. Khi nắng hay mưa, họ kéo nhẹ chiếc vòm che đầu. Phu xe nhỏ người, gây guộc, da đen sạm còng lưng kéo chiếc xe. Mỗi chuyến xe nhẹ thì chở một người, nặng thì chở hai người, đổi lấy đôi ba đồng lẻ.

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Hình ảnh đối lập bên chiếc xe kéo tay

Kết thúc “cuộc đời” của xe kéo tay

Chiếc xe kéo tay còn được sử dụng nhiều đến những năm 30. Từ đầu thập niên 1940, xe xích lô xuất hiện và trở nên thịnh hành, “soán ngôi” của xe kéo tay tại Việt Nam. Từ đó trở đi, vai trò của xe kéo tay ngày càng mở nhạt, hiếm người dùng.

Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, xe kéo tay đã bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm sử dụng. Từ đó, hình ảnh của chiếc xe kéo tay nhanh chóng biến mất khỏi đời sống.

Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Bến xe kéo tay ở Chợ Lớn thập niên 1940
Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940
Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Xe kéo tay của người Việt xuất hiện trong hội chợ Quốc tế Paris 1889
Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Người phu xe kéo xem người đàn ông đứng trên thang vẽ bảng tên đường trên đường Sài Gòn – Biên Hòa, thập niên 1920
Xe kéo tay ở Việt Nam xưa
Xe kéo tay hoạt động trên phố Tàu ở Hải Phòng

>>> Xem thêm: Ảnh hiếm về Biên Hòa thập niên 1960: Cây xăng cổ vẫn còn đến ngày nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *