Loạt ảnh hiếm về đám cưới năm 1969 bên vĩ tuyến 17, quà cưới là… thùng coca

Loạt ảnh hiếm về đám cưới năm 1969 bên vĩ tuyến 17, quà cưới là... thùng coca

Đây là những hình ảnh vô giá về đám cưới xưa tại một vùng quê Quảng Trị…

Tác giả của loạt ảnh về đám cưới ở tỉnh Quảng Trị, cụ thể là ở phía Nam vĩ tuyến 17 vào năm 1969 là Jim Ritter. Ông là một s.ĩ qu.an thủy qu.ân lục ch.iến Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam vào các năm 1968 – 1969. Những bức ảnh được chụp khi ông tham dự đám cưới của một trong những th.ông dịch viên của tiểu đoàn.

Đám cưới đặc biệt

Đám cưới được tổ chức ở gia trang của cha mẹ cô dâu chú rể. Nơi này nằm ở phía Tây của một căn cứ qu.ân s.ự tại Quảng Trị.

Như bao đám cưới truyền thống tại làng quê Việt Nam, buổi lễ bắt đầu đám rước của gia đình nhà chú rể đến nhà cô dâu. Tại đây, họ sẽ làm lễ trước bàn th.ờ gia tiên. Sau đó là đám rước của gia đình cô dâu đến nhà của chú rể.

Đoàn nhà gái đưa dâu

Ritter đến nhà chú rể trước khi gia đình của cô dâu đến. Tại đây, ông được chứng kiến một đám cưới với ông là đặc biệt và có phần lạ lùng. Bởi theo đề xuất của cô dâu chú rể, quà cưới là một thùng Coca Cola.

Trong ảnh, ông cụ cầm chiếc ô lớn màu đen là người đứng đầu nhà cô dâu. Phía sau là những người đàn ông lớn tuổi trong họ.

Sau nghi lễ trước bàn th.ờ tổ tiên, mọi người bắt đầu ăn cỗ. Đây là một bữa tiệc có nhiều món ăn kỳ lạ. Người l.ính Mỹ chỉ nhận ra được cơm và t.i.ế.t canh bò, những món khác thì chịu.

Cận cảnh cỗ cưới những năm 1969

Mọi người rót cho Ritter một chất lỏng trong veo từ chai Pepsi cũ. Nó khiến ông ch.áy cổ họng sau khi uống một ngụm, và bất ngờ rằng người Việt Nam đổ thứ chất lỏng g.ắt như a.x.i.t này ngược trở lại vào trong chai.

Sau đó họ lại cho ông uống một thứ nước màu sậm mà rõ ràng cũng là thứ nước – lửa đã được pha thêm Pepsi. Nhưng có thể do không quen, phản ứng của ông cũng không khá hơn lần trước. Phản ứng này của ông lại một lần nữa khiến những người ở đó cười n.g.ấ.t. Điều này đã trở thành ký ức khó quên trong cuộc đời ông.

Xem thêm: Khám phá đám cưới của người giàu ở Huế năm 1969: Đón dâu bằng xe hơi, tiệc cưới sang trọng bất ngờ

Hình ảnh đáng nhớ

Dưới đây là những bức ảnh Ritter còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy.

Đám rước của gia đình cô dâu đã tới
Các cô phù dâu mặc những chiếc áo dài rất đẹp
Cô dâu là người mặc áo hồng, đi giữa hai phụ nữ mặc áo dài tím
Các cụ bà bên nhà cô dâu
Tất cả phụ nữ mặc áo dài, và dường như là không có chiếc nào giống chiếc nào

Ngày ấy, những chiếc áo dài đẹp nhất thường được dành mặc trong những sự kiện trang trọng như đám cưới, thể hiện sự gọn gàng, đơn giản, duyên dáng lại thanh lịch.

Những trẻ em hiếu kì đi theo đám rước
Cô dâu và chú rể ngượng nghịu chụp ảnh kỷ niệm

Ở nông thôn ngày ấy, cô dâu chú rể cũng chỉ cần ăn mặc giản dị đến thế trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời. Dấu ấn ch.iến tr.anh in h.ằn ở những bao cát qu.ân s.ự đằng sau hai vợ chồng trẻ.

Chú rể là th.ông dịch viên trong tiểu đoàn tr.inh s.át
Cha mẹ của chú rể
Chị của chú rể và cậu con trai
Bố của chú rể, một quý ông đẹp lão
Em trai chú rể, có biệt danh là Joe, một đứa trẻ lanh lợi
Mẹ chú rể bên các cô phù dâu
Cô dâu và các cô phù dâu đứng tán gẫu
Các đứa em họ chờ đợi được ăn cỗ
Hai đứa trẻ bên nhà cô dâu
Đoàn của nhà cô dâu rời khỏi nhà chú rể sau đám cưới

Mỗi khi xem lại, Ritter luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc ch.iến kh.ốc l.i.ệ.t sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…

(Theo hinhanhvietnam.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *