Bộ ảnh quý về Nha Trang năm 1992: Vắng bóng khách du lịch, giao thông thưa thớt

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe, những bức ảnh về Thành phố biển Nha Trang năm 1992 đẹp đến nao lòng.

Vẻ đẹp nguyên sơ qua ống kính nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe

Đến thăm Việt Nam vào đầu thập kỷ 1990, thời điểm mà ngành du lịch mới bắt đầu mở cửa, Hans-Peter Grumpe – nhiếp ảnh gia người Đức, đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp “nguyên sơ”, chưa bị tác động nhiều bởi xu thế thương mại hóa của xứ sở lúa gạo này. Ông đã ở Việt Nam tổng cộng 83 ngày (trải dài trong 3 năm 1991, 1992, 1993), vào tháng 7 và tháng 8, tức là mùa mưa – khoảng thời gian thời tiết rất ẩm và nóng, đặc biệt là tại Hà Nội.

Dường như, đó cũng là khoảng thời gian mà phong cảnh đẹp nhất và nhịp sống diễn ra sôi động nhất ở một đất nước cận nhiệt đới. Trong 3 năm ấy, Grumpe đã cảm nhận được những thay đổi chóng mặt về kinh tế của một quốc gia đang phát triển.

Vẻ đẹp nguyên sơ qua ống kính nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe
Vẻ đẹp “nguyên sơ”, chưa bị tác động nhiều bởi xu thế thương mại hóa của xứ sở lúa gạo

Biết đến Việt Nam từ thời còn là một sinh viên tham gia các cuộc b̼i̼ể̼u̼ ̼t̼ì̼n̼h̼ phản đối c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼t̼r̼a̼n̼h̼ Việt Nam trên đường phố, Grumpe đã ngay lập tức bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của cảnh quan cùng lòng tốt và sự hiếu khách của người dân ngay trong lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, theo như thổ lộ của ông trên website cá nhân. Grumpe nhận xét: “Nhìn chung, trong dân chúng có một sự lạc quan lớn về sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế”.

Dưới góc nhìn của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Grumpe đã khắc họa sinh động bộ mặt của một đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam chăm chỉ, cần cù và giàu tình bằng hữu. Gồm 1.600 bức ảnh đặc sắc ghi lại phong cảnh, đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam ở hơn 20 tỉnh thành, trải dài trên 3 miền đất nước, “kho” ảnh của nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe là nguồn tư liệu dồi dào và quý giá về Việt Nam đầu thập kỷ 1990 dành cho cộng đồng mạng.

>>> Xem thêm: Khám phá diện mạo ‘ít ai biết’ của trường Quốc Học Huế thập niên 1920

Ngắm nhìn bộ ảnh quý về Nha Trang năm 1992 qua ống kính của Hans-Peter Grumpe

“Khi tôi đến Nha Trang vào năm 1992, hầu như không có khách du lịch và khách sạn. Tôi đã được bố trí nghỉ ngơi trong một tòa nhà theo phong cách thuộc địa, nơi đã từng là Lãnh sự quán Mỹ trong quá khứ. Nó vừa mới được xây dựng lại thành một khách sạn. Các bãi biển vắng vẻ tuyệt vời, chỉ có người dân địa phương tìm đến. Nha Trang là một thành phố rất dễ chịu” – Hans-Peter Grumpe.

Năm 1992, giao thông đường bộ trong thành phố vẫn còn thưa thớt.

Đường phố Nha Trang năm 1992
Hai bên đường đầy rạ
Tuốt lύa bằng mάy bên Quốc lộ 1.
Đường Quốc lộ 1 được sử dụng như một sân đập lύa vào thời điểm nᾰm 1992.
Giao thông đường bộ trong thành phố nᾰm 1992 vẫn cὸn t̼h̼ư̼a̼ ̼t̼h̼ớ̼t̼.̼
Phương tiện chủ yếu là xe đạp và xích lô

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc tại số đường 23 Tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, dưới chân đồi Trại Thủy. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa.

Nha Trang: Chὺa Long Sσn
Nha Trang: Chὺa Long Sσn
Ngày ngày có rất nhiều người hành lễ trong chùa Long Sơn
Nha Trang: Chὺa Long Sσn
Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, nổi tiếng nhất nhì Khánh Hòa
Nha Trang: Chὺa Long Sσn, tượng Phật
Tượng Phật khổng lồ thờ tại chùa Long Sơn

Yang Po Inư Nagar là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía Bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét.

Nha Trang: Thάp Po Nagar
Yang Po Inư Nagar là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ
Nha Trang: Thάp Po Nagar
Tháp Po Nagar sở hữu những kiến trúc độc đáo

Nha Trang: Thάp Po Nagar

 

Nha Trang: Thάp Po Nagar
Cận cảnh một ngọn tháp

Nha Trang: Thάp Po Nagar, chi tiết

Nha Trang: Thάp Po Nagar, chi tiết

Nha Trang: Khu mộ ở Po Nagar

Nha Trang: Ngắm nhὶn ngọn đồi cὐa chὺa Long Sσn
Từ tháp Nagar nhìn về hướng Tây.

Đảo Hòn Miễu là một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Nha Trang. Hòn đảo này thường được biết đến với hồ cá Trí Nguyên, một địa danh du lịch nổi tiếng của Nha Trang.

Đảo Hòn Miễu là một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Nha Trang.
Nha Trang: Lάi xe đến đἀo Hὸn Miễu
Đường ra đảo Hòn Miễu
Nha Trang: Lάi xe đến đἀo Hὸn Miễu
Chuyến tàu ra đảo

Các sinh vật biển ở hồ cá Trí Nguyên:

Đἀo Hὸn Miễu, cά nhiệt đới

Đἀo Hὸn Miễu: sao biển

Đἀo Hὸn Miễu: Mực nang

Đἀo Hὸn Miễu: cά mập

Đἀo Hὸn Miễu: rὺa biển và cά mập

Hồ cá Trí Nguyên gồm một chuỗi hồ nước mặn có điều kiện gần với tự nhiên, giúp du khách quan sát đời sống các loài sinh vật biển một cách rất trực quan. Sinh vật gây ấn tượng mạnh nhất ở hồ cá Trí Nguyên là những con cá mập dài từ 1-2 mét.

Đἀo Hὸn Miễu: tᾰng
Tuyến đường bộ xuyên qua đảo.

Đἀo Hὸn Miễu: trẻ em

Ngoài hồ cá, đảo Hòn Miễu cũng là địa điểm lý thú để khám phá cuộc sống của người dân chài. Cảnh quan trên đảo Hòn Miễu lúc này vẫn còn rất hoang sơ. “Hòn Miễu nằm gần bờ biển, chỉ mất vài phút đi tàu từ Nha Trang. Ở hòn đảo này có những bể nuôi ngoài trời hoặc các trang trại nuôi cá, nơi có hơn 40 loài cá, rùa và các sinh vật biển khác” – Hans-Peter Grumpe.

Theo Redsvn.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *