Khám phá diện mạo ‘ít ai biết’ của trường Quốc Học Huế thập niên 1920

Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, trải qua hơn 100 năm lịch sử, Quốc học Huế trở thành niềm hãnh diện trong lòng mỗi người con xứ Huế, mỗi người dân Việt Nam.

Lịch sử hình thành

Thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat (thành lập năm 1874; tức Trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) và Collège de Mỹ Tho (thành lập năm 1879; tức Trường Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

Trường Quốc Học nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hiện nay, trường được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam (cùng với Trường Lê Hồng Phong tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Chu Văn An tại Hà Nội). Quốc Học còn nổi tiếng bởi những lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó có Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) và Ngô Đình Diệm.

Cổng trường Quốc Học Huế thập niên 1920.

Trường Quốc Học được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay.

Tên lúc mới thành lập là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.

Một tòa nhà giảng đường của trường Quốc Học.

Quốc Học được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ XX.

>>> Xem thêm: Tư liệu ảnh quý về Đèo Hải Vân 1 thế kỷ trước: Được ví như “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” của nước Việt

Ghé về Quốc học Huế – Nhớ năm xưa bi tráng, hào hùng

Là xứ cố đô, bất cứ nơi đâu của Huế cũng gợi nên những hình ảnh mộc mạc, đầy kí ức. Trường Quốc Huế cũng không ngoại lệ. Trong kí ức của nhiều thế hệ, đây từng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, trí thức, chắp cánh cho họ hành trang để bước vào đời. Nơi đây từ là cái nôi tinh thần của nhiều học giả tri thức như: Chủ tịchHồ Chí Minh, Ông Ngô Đình Diệm, Tổng bí thư Trần Phú, Bí thư Hà Huy Tập, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào, cùng rất nhiều tên tuổi khác như Giáo sư Đặng Thai Mai, Nhà thơ Tố Hữu, Bác sỹ Tôn Thất Tùng..

Học sinh trường Quốc Học thi đấu bóng đá tại sân thể thao phía sau trường, phía xa là núi Ngự Bình và nhà thờ Phủ Cam.
Học sinh xếp hàng ra về vào giờ tan trường.

Trải qua nhiều năm tu bổ, trường Quốc học Huế vẫn nguyên diện mạo cổ điển, vô cùng xinh đẹp. Từ bên ngoài nhìn vào, ngôi trường đỏ thẫm rực rỡ dưới hàng cây, tuy không sang trọng như một tòa lâu đài nhưng lại đủ gợi cho người ta niềm tự hào khó tả. Hiếm ai có thể ngờ rằng, cách đây gần cả trăm năm, lại có một cơ ngơi khang trang, xinh đẹp như thế.

Khi xưa trên nền Dinh Thủy Sư, trường của những ngày đầu tiên là 3 khu với vách đất nhà tranh. Đến những năm đầu thế kỷ 20, trường mới được xây dựng lại kiên cố hơn, theo kiến trúc phương Tây nhưng vẫn giữ nét đặc trưng Á Đông.

Các tòa nhà của trường được kết nối với nhau bằng hành lang có mái che.
Khu nhà ăn của trường Quốc Học. Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến.

Cổng vào trường được xây dựng theo hình tháp chuông, mái ngói, với những hoa văn trang trí mềm mại. Hàng rào của trường được xây trông khá kiên cố, cũng rất ấn tượng với nét trang trí tinh tết vẻ cứng cỏi. Bề ngoài như thế, quả phù hợp với một trường dành cho nam sinh một thời, luôn mang nét trầm, điềm đạm và rắn rỏi. Bên trong là sân trường rộng, giữa sân có tượng của Bác Hồ thời niên thiếu được đúc bằng thạch cao bọc đồng, chung quanh là những cây điệp anh đào tán rộng tạo bóng mát rợp sân, đến mùa lại nở hoa, hoa rụng lấm tấm trên nền, trông rất đẹp, rất lãng mạn.

Người ta thường gọi Trường Quốc Học Huế là cái nôi đào tạo nhân tài cho tổ quốc cũng phải, bởi khi điểm qua một số tên tuổi từng là cựu học sinh của trường, không ai giấu nổi một khoảnh khắc để trầm ngâm.

Ảnh: Kienthuc.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *