Chùm ảnh: Cuộc sống sôi động ở thị xã Hà Đông thập niên 1920

Qua ống kính người Pháp, Hà Đông những năm 1920 hiện lên đầy ồn ào, náo nhiệt mà để nhớ để thương nơi lòng người…

Trạm xe điện trung tâm thị xã

Chuyến tàu điện đi qua Hà Đông ngày ấy, bắt đầu từ ga Bờ Hồ qua Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Đẫy, đến đoạn Văn Miếu mới rẽ trái qua Hàng Bột, Nam Đồng và đi thẳng vào Hà Đông, dừng lại bến cuối cùng là Cầu Đơ bắc qua sông Nhuệ.

Trạm xe điện trên con đường chính ở thị xã Hà Đông thập niên 1920

Xe điện từ đây chủ yếu cho dân nghèo, dân lao động, buôn rau quả từ ven đô, ngoại thành vào các chợ trong phố, lối đi và gầm ghế đủ thứ quang sọt, thúng m.ủng đựng hàng. Chiều tàu về quang sọt trống không lại lồng vào nhau, vắt vẻo sau toa. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, khách đi nửa chặng thì hết 5 xu, cả chặng mất 1 hào.

Xe điện với tiếng chuông leng keng, tiếng bánh ầm ầm, tiếng phanh kít, tốc độ ngang xe đạp, còn để lại cho người Hà Đông nhiều niềm vui, nỗi buồn, nhớ về một thời nghèo nàn mà giản dị, tình người đậm hơn bây giờ.

Xem thêm: Quay về thời ngày xưa: Ngắm nghía diện mạo 36 phố phường Hà Nội hàng trăm năm trước

Chợ phiên nhộn nhịp

Những năm 1920, Hà Đông có những phiên chợ nhộn nhịp, người bán kẻ mua đông đúc.

Khung cảnh sôi động ở khu vực chợ Hà Đông thập niên 1920
Một góc chợ năm 1926
Có thể thấy rõ thúng, mẹt bày la l.iệt
Người bán kẻ mua tấp nập
Trang phục phổ biến ngày ấy vẫn là áo tứ thân
Một góc nhìn cho thấy quy mô ấn tượng của chợ Hà Đông xưa

Cách đây trăm năm trước, Hà Đông còn có chợ làng Bưởi ở huyện Hoàn Long (gồm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận cũ). Nay chợ thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội.

Khung cảnh nhộn nhịp ở chợ làng Bưởi

Giống như nhiều chợ cổ của Hà Nội, chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương trên bến dưới thuyền. Trước đây, chợ Bưởi chỉ có những dãy lán bằng phên nứa tuyềnh toàng và chỉ có 1 – 2 dãy nhà gỗ mà người mua kẻ bán ở đây quen gọi là cầu chợ. Trước những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng hai cầu chợ bằng bê tông kiên cố che mưa nắng.

Một hình ảnh khác về chợ làng Bưởi năm 1926

Chợ Bưởi xưa là chợ lớn nhất ở phía Tây thành Thăng Long. Chợ là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm do các làng nghề trong vùng làm ra. Làng Trích Sài, Bái Ân bán lụa, lĩnh; làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã bán các loại giấy; Xuân La, Xuân Đỉnh bán các công cụ sản xuất nông nghiệp; làng Yên Phú bán mạch nha… Chợ Bưởi cũng có sản phẩm nông nghiệp của vùng bên kia sông Hồng là Vĩnh Yên, Phúc Yên đưa sang, từ xứ Đoài mang đến.

Ngày nay chợ Bưởi vẫn họp một tháng 6 phiên, vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 Âm lịch

Đầu thế kỷ XX, trong chợ có 15 gian chuyên bán giấy là giấy m.o.i, giấy bản, giấy phết quạt, giấy quấn ngòi ph.áo. Thời bao cấp, chợ Bưởi không còn gian bán giấy, thay vào đó là bán cây giống, con giống đủ loại. Muốn mua chó, mèo hay thỏ giống về nuôi thì lên chợ Bưởi.

Rồi lấy lý do chợ xuống cấp và nh.ếch nhác, người ta đã lập dự án, huy động vốn của các tiểu thương để xây chợ mới dưới cái tên trung tâm thương mại. Công trình khởi công năm 2004 hoàn thành cuối năm 2006, đã chấm dứt chợ phiên quan trọng có lịch sử nhiều thế kỷ của Hà Nội.

Khu chợ sầm uất một thời
Chợ Bưởi góc chụp từ đường Lạc Long Quân, năm 1915. Chính giữa bức ảnh là cây bồ đề còn đến ngày nay

Thế nhưng nhiều người buôn bán không muốn vào khu nhà bê tông kín mít nên đã thuê nhà mặt đường Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân bán hàng. Không họp theo phiên nhưng vào ngày chủ nhật, chợ đông đúc vì người đến mua giống hoa, giống cây và cả thú cưng. Chợ khác xưa nhưng hình như h.ồn chợ vẫn còn.

Và Hà Đông cũng thế, vẫn cứ thấy thấp thoáng đâu đây dáng cũ người xưa…

(Theo Redsvn, báo An ninh Thủ đô, Tri Thức)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *