Quay về thời ngày xưa: Ngắm nghía diện mạo 36 phố phường Hà Nội hàng trăm năm trước

Ngắm nghía diện mạo 36 phố phường Hà Nội hàng trăm năm trước

Hà Nội có 36 phố phường với nghìn năm văn hiến. Người ngoài có thể không biết, nhưng người Thủ đô chẳng có ai mà lại không biết, không thương, để mà mỗi dịp có người đến thăm lại tự hào kể lại.

Lịch sử 36 phố phường Hà Nội

Nhắc đến lịch sử của Hà Nội 36 phố phường hay phố cổ Hà Nội, có lẽ phải ngược lại khoảng thời gian từ thời Lý – Trần, khi khu dân cư sinh hoạt buôn bán này bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời ấy. Không những vậy, khu đô thị này còn tập trung nhiều hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán giao thương để mà từ đó hình thành nên cái tên “Hàng”, cách gọi ám chỉ những phố nghề đặc trưng, mang đậm nét truyền thống.

Một góc phố yên bình

36 phố phường của Hà Nội từ lâu đã đi vào trong thơ ca, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là bài vè cùng tên:

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…”

Khu 36 phố phường còn có tên gọi nôm là “Kẻ Chợ” – cách gọi những nơi tập trung buôn bán ở thời kỳ phong kiến. Đến những năm 1990, cách gọi “Phố cổ Hà Nội” mới dần phổ biến.

Trải qua bao thăng trầm của đất thủ đô, khu phố ấy vẫn đi cùng năm tháng, trường tồn cho đến tận bây giờ, bảo tồn và gìn giữ để trở thành phố cổ Hà Nội trong lòng bao người con đất Việt.

Kiến trúc quen thuộc của khu Kẻ Chợ

>>> Xem thêm: Những khung hình đậm chất Hà Nội của ta: Ban công g̼ỉ̼ ̼s̼é̼t̼, c̼ắ̼t̼ tóc vỉa hè

Những góc phố tưởng lạ mà quen

Hà Nội 36 phố phường, cái tên đã đi vào tiềm thức của nhiều người với những nét giản dị mộc mạc nhất từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối… đại diện cho mặt hàng chủ yếu được cái tiểu thương nơi đây trao đổi buôn bán.

Phố cổ mang trong mình một nét rất riêng về đô thị, nơi phồn hoa đông đúc, lúc nào cũng tấp nập người nhưng lại vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống từ ngàn đời xưa của đất kinh kì.

Hàng Mã
Hàng Mắm

Trong ảnh là phố Hàng Mắm xưa. Đó vốn là con đường dân vạn chài gánh các loại mắm từ bên sông Hồng vào phố Hàng Bạc và tỏa đi bán trong khu 36 phố phường. Do mặt hàng này tỏa mùi khó chịu nên sau này, những người gánh dừng lại bán cố định và hình thành nên con phố chuyên bán loại đặc sản này.

Trước năm 1900, phố Hàng Mắm chỉ gồm các cửa hàng bán mắm, đồ ướp và cá khô. Đến những năm 1930, nơi đây xuất hiện thêm các cửa hàng bán vại sành, tiểu sành, bia đá, đá mài… Ngày nay, người bán mắm đã chuyển hết vào chợ Hàng Bè, phố Hàng Mắm giữ nguyên tên nhưng chỉ còn những cửa hàng bán mặt hàng sành đá.

Hàng Tre – nơi tập kết những bó tre khổng lồ
Hàng Chiếu

Hàng Chiếu, còn được gọi là Đông Hà. Sách Đại Nam Nhất thống chí chép: “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Nó giống như một đồn lũy hơn là một khu dân cư hay thương mại. Người Hà Nội còn gọi phố này là Phố Mới do nhà cửa đều được xây mới sau trận hỏa hoạn năm 1888. Hàng Chiếu nằm giữa Đồng Xuân và bến sông Hồng nên luôn luôn sầm uất.

Hàng Da
Hàng Bè

Phố Hàng Bè xưa nằm sát sông Hồng, vốn là nơi bán các bè gỗ và vật liệu làm nhà. Mặt hàng buôn bán ở đây ngày càng mở rộng sang các loại lâm thổ sản từ miền ngược đưa xuống và hải sản từ miền biển chuyển vào, khi bờ hữu ngạn dần mở rộng do sông bồi cát. Ngày nay, Hàng Bè vẫn là khu chợ nhộn nhịp, nổi tiếng là “chợ nhà giàu” của phố cổ Hà Nội.

Hàng Chén
Hàng Thiếc

Khu 36 phố phường có một con phố ngắn gọi là Hàng Thiếc. Thiếc ở đây được dùng để đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương… nhưng chủ yếu vẫn để làm chất liệu hàn ghép các đồ làm bằng kim loại khác. Các cửa hàng ở đây còn sử dụng nhiều phế liệu, chủ yếu là thùng đựng dầu hỏa, để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước… Ở đây còn làm các loại đồ chơi có thể cử động như thỏ đánh trống, con bướm vỗ cánh, tàu thủy chạy bấc dầu hỏa…

Hàng Thùng
Lò Rèn (Hàng Bừa – Hàng Cuốc)

Phố Lò Rèn trước kia là thôn Tân Khai, hình thành từ những người làm nghề sửa chữa nông cụ bằng sắt, gốc làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) tụ về. Có thời phố còn được gọi là Hàng Bừa vì bán nhiều răng bừa.

Sau này, các công trình xây dựng bắt đầu sử dụng nhiều sắt thép kéo theo cả nghề rèn và nghề buôn vật liệu, vật dụng sắt thép phát triển. Vì thế những phố kế cận với phố Lò Rèn cũng có nhiều nhà mở cửa hàng buôn bán đồ sắt.

Hàng Quạt
Hàng Gai

36 phố phường trong khu phố cổ Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ những dấu tích văn hóa xa xưa của mảnh đất kinh kì mà nó còn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Hà Nội. Một nét đẹp, nét đặc trưng riêng biệt gây cuốn hút biết bao du khách, là niềm tự hào không chỉ của riêng con người Thủ đô mà còn cho tất cả người dân nước Việt.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *