Chuyện ít biết về nhà máy b.i.a đầu tiên ở Hà Nội: Không nhận người Hoa, ban đầu chỉ sản xuất 150 lít/ngày

Chuyện ít biết về nhà máy b.i.a đầu tiên ở Hà Nội

Nhâm nhi ly b.i.a mát lạnh vào chiều cuối tuần không vội vã đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng chính xác từ khi nào b.i.a đã đi vào đời sống của người Việt? – đó là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời…

Nhà máy bia đầu tiên ở Hà Nội

Trong số các ngành có yếu tố sản xuất ở Việt Nam thì b.i.a là một ngành có tuổi đời khá sâu, khoảng hơn 130 năm tuổi. Giống như báo chí, ngân hàng, các trung tâm hoạt động nghệ thuật,…b.i.a là một trong số những điều mới mẻ mà người Pháp đã mang đến Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 trong hành trình đặt nền móng tạo ra những đô thị hiện đại mà khởi đầu là Hà Nội.

Cùng với việc xây dựng một số cơ sở kinh doanh như khách sạn Metropole (khánh thành năm 1901) cùng nhiều cửa hàng buôn bán dịch vụ khác, người Pháp còn thành lập nên nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu có thể kể Nhà máy B.i.a Hommel do ông Alfred Hommel thành lập từ năm 1890.

Nhà máy b.i.a Hommel xưa kia. Ảnh sưu tầm

Nhà máy b.i.a ban đầu được được ông Hommel xây dựng trên một quả đồi ở làng Vạn Phúc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Ông Hommel đã được nhượng phần lớn đất đồi này vào năm 1892 và phần còn lại với diện tích 6900m2 thì nhượng vào năm 1896. Trên khu đất, ông Hommel đã cho xây dựng các công trình kiên cố như nhà ở, nhà máy và các hầm r.ư.ợu.

Ban đầu, nhà máy sản xuất với sản lượng ít 150 lít/ngày với đội ngũ công nhân là 30 người và sản phẩm của Nhà máy chủ yếu phục vụ cho người Pháp và giới công chức, hoàn toàn xa lạ với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam.

Bản đồ khu đất của gia đình Afred Hommel lập ngày 08/8/1902. Ảnh sưu tầm

Theo Tạp san Kinh tế Đông Dương năm 1907 (Bulletin économique de l’Indochine, 1907) thì “…Nhà máy B.i.a Hommel là một nhà máy ở địa phương của B.ắc K.ỳ, từ khi thành lập đến nay đã có những bước phát triển ngoài mong đợi, b.i.a Hommel rất được ưa chuộng do được làm từ nguồn nước rất thuần khiết và giá bán phải chăng…”

Đến năm 1911, nhà máy mở rộng thêm và chuyển đổi thành Công ty Khuyết danh với số vốn điều lệ lên đến 1.000.000 phờ – răng, trụ sở tại số 47 đại lộ Gia Long. Công nhân nhà máy lúc này khoảng 80 người, đa số là những người làng xung quanh như Đại Yên, Liễu Giai, Vạn Phúc, Thụy Khuê và ở nhà máy này có một đặc điểm không giống với nhiều xí nghiệp của người Pháp ở Hà Nội là không có công nhân người Hoa.

Diện tích nhà máy của Công ty Hommel là 4,25ha, trên đó xây 4 ngôi nhà ở và 19 xưởng sản xuất. Với quy mô ngày một lớn, nhà máy sản xuất được 7000 héc- tô- lít/năm và dần chiếm được niềm tin của toàn bộ khách hàng ở các nước Đông Dương và Vân Nam (Trung Quốc).

Nhà điều hành cũ cũng là nơi ở của ông bà Alfred Hommel khi xưa. Ảnh sưu tầm

Đến thời điểm này, ngoài hạt hoa b.i.a (houblon) nhập khẩu từ vùng Bourgogne (Pháp) thì nguyên liệu còn lại như mạch nha đã được Nhà máy sản xuất tại chỗ với hạt đại mạch nhập khẩu từ Vân Nam.

Đến năm 1935, các nhà máy b.i.a ở Đông Dương hợp doanh lại thành Công ty B.i.a – Đá Đông Dương (Société de la Brasserie et Glacière de l’Indochine). Lúc này, Nhà máy B.i.a Hommel đã phát triển với khoảng 300 công nhân.

Xưởng đóng gói bia. Ảnh sưu tầm

Vợ chồng Alfred Hommel. Ảnh sưu tầm

Theo báo cáo của ông Crévost gửi Thống sứ B.ắc K.ỳ năm 1936 về nguyên liệu sản xuất ở các nhà máy b.i.a B.ắc K.ỳ thì mặc dù ngành công nghiệp sản xuất b.i.a còn gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu phải nhập khẩu nhưng ngành công nghiệp này vẫn phát triển vì ngoài khách hàng là người Âu thì lượng khách hàng người Việt ngày một tăng. Đây chính là một “thành công” của người Pháp khi mang b.i.a đến Hà Nội vì hàng trăm năm trước đó, người Việt chỉ quen uống r.ư.ợu gạo truyền thống.

>>> Xem thêmhttps://quehuong.net/que/ha-noi/ha-noi-mot-thoi-them-bia-nguoi-dan-xep-hang-de-duoc-uong-coc-bia.html

Nhà máy bia sau biến cố 1945

Bị thiệt hại nặng nề sau bi.ến c.ố ch.ính t.rị ngày 19/12/1946, Nhà máy đã được khôi phục lại và đi vào sản xuất với sản lượng đạt 4000 héc- tô- lít /tháng với đội ngũ công nhân gồm 350 người, trong đó có 6 người Âu ăn ở tại chỗ trong các biệt thự được xây dựng lại và 340 người Việt.

Khu nhà trên ngọn đồi này là nơi ở của quản lý nhà máy ngày xưa. Ảnh: Tạp chí Công thương

Năm 1954, quân Pháp rút về nước, tháo dỡ toàn bộ máy móc, để lại Nhà máy trong tình trạng hoang phế. Năm 1957, nhà máy được khôi phục theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ và đổi tên thành Nhà máy B.i.a Hà Nội, nay là Tổng Công ty cổ phần B.i.a – R.ư.ợu – Nước giải khát Hà Nội.

Hơn 130 năm đã trôi qua nhưng dấu tích của nhà máy b.i.a Hommel vẫn còn lưu lại trên khuôn viên Tổng Công ty cổ phần B.i.a – R.ư.ợu – Nước giải khát Hà Nội. Khu nhà điều hành hiện nay chính là nơi gia đình ông bà Alfred Hommel từng sống, phòng kỹ thuật của Nhà máy nằm trên ngọn đồi nơi có ngôi nhà xây dựng từ thời Pháp

Và theo ông Patrice Hommel, cháu nội của Alfred Hommel thì ông đã từng được ông nội kể cho rằng ở Nhà máy B.i.a Hommel có một cái giếng ngầm không bao giờ cạn. Nước ở giếng này rất trong và ngọt. Chính loại nước này đã tạo ra loại b.i.a ngon nổi tiếng thời bấy giờ.

Toàn bộ những dấu tích trên được thể hiện rất rõ nét trên bản đồ khu đất thuộc sở hữu của ông Alfred Hommel được lập năm 1902 với khu nhà ở, nhà máy b.i.a, giếng nước ngầm cạnh nhà máy…

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *