“Văn hóa ngõ ngách” của người Hà Nội gốc: Nhắc đến ngõ nào, chỉ ra ngay “đặc sản” nơi đó

Ngõ như ly cà phê đen, sâu lắng và cô đọng. Cái va chạm, hối hả, chen chúc trong không gian chật hẹp của ngõ làm Hà Nội đậm đặc thêm trăm lần…

Ngõ nhỏ, phố nhỏ

“Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó, đêm lặng nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than…”. Anh bạn vào Nam sinh sống đã lâu thi thoảng vẫn bất giác ngân nga câu hát đó khi nhớ về Hà Nội. Anh bảo, có những đêm thao thức, ngồi nhìn ra đường phố tấp nập ngoài kia mà lay lắt mong về lại cái ngõ chật hẹp, có cái cổng trời bé như miệng giếng ở phố Hàng Dầu.

Bên trong một con ngõ nhỏ Hà Nội. Ảnh: Phan Hữu Lập

36 phố phường của Hà Nội, “Hàng” nào cũng tồn tại ngõ nhỏ, từ phố Hàng Ngang, Hàng Bạc cho đến Hàng Đào, Hàng Thiếc… Mỗi con ngõ lại có một sự thú vị riêng. Có những con ngõ rất chào đón người tới thăm, có những ngõ lại hạn chế x.âm nh.ập. Có những ngõ giống như một hành lang với từng căn nhà hộ dân xếp dọc, có những con ngõ lại khiến người lần đầu tới không khỏi bất ngờ khi bên trong ngõ tối sâu hun hút lại có một khoảng sân rộng ở giữa, xung quanh là những hộ nhỏ xếp tầng. Ngõ luôn bất ngờ với những con đường như thế. Nhờ đó, Hà Nội sở hữu một thứ “văn hoá ngõ và ngách” rất riêng.

Khâm Thiên là nơi có nhiều ngõ nhất ở Hà Nội, 32 ngõ. Có ngõ chỉ rộng nửa mét, chỉ vừa cho một người đi. Trong những con ngõ ấy, những căn nhà nhỏ như bao diêm xếp chồng lên nhau, ở giữa là cái khoảng trời chung bé tí, người ta phải thắp sáng ngày đêm bằng đèn điện. Thế nhưng, người ở những cái ngõ bé tin hin ấy sớm đi, tối về chào hỏi nhau ấm áp, nghĩa tình.

Bên trong những con ngõ nhỏ là những khoảng không gian nhỏ hẹp, chật chội nhưng cũng rất yên bình. Ảnh: Hiếu Trần

Ngõ Cống Trắng ở đây ngày xưa bị chia c.ắ.t bởi 2 hướng Đông và Tây, ở giữa là một con mương rất rộng bắt nguồn từ ga Hàng Cỏ Trần Quý Cáp chảy qua Văn Chương rồi ra sông Tô Lịch. Trước đó, người dân dùng cọc tre đóng ở 2 bên mương và sơn trắng để đảm bảo an toàn khi qua lại. Khi chiến tranh kết thúc, nhiều gia đình làm nghề dệt k.i.m để làm áo may ô phơi trắng 2 bên bờ. Từ đó đến nay con ngõ tên là ngõ Cống Trắng.

Khác với nhiều con ngõ khác, phần lớn các con ngõ mang tên “Hàng” đều nằm trong khu 36 phố “Hàng” cổ. Nhưng ngõ Hàng Thịt lại nằm ngoài quy luật ấy. Không chỉ vậy, cũng không có nhiều người biết đến sự tồn tại của con ngõ này.

Ngõ Hàng Thịt ở cuối phố Hai Bà Trưng, cạnh số nhà 79 rẽ chéo vào. Đây là một ngõ cụt, trước đây vốn là nơi cư ngụ của những người m.ổ lợn b.á.n th.ịt ở chợ Cửa Nam và b.án th.ịt rong. Đây nguyên là đất phường Nam Ngư, ngày trước là lối vào hồ A Bảo (tên một chức quan dạy các con chúa Trịnh). Hồ đó nằm trong lòng khu tứ giác Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Nam Ngư và Phan Bội Châu.

Nhắc đến con ngõ ẩm thực kéo dài từ đầu đến cuối ngõ là nhắc đến Ngõ Chợ Đồng Xuân. Ngõ chỉ kéo dài gần 200m nhưng con ngõ này thu hút nhiều du khách bởi một hàng dài các dãy hàng quán ăn trải hết ngõ. Phần lớn những món ăn đại diện cho ẩm thực Hà Nội đều có thể tìm thấy trên con ngõ này.

Tên ngõ Phất Lộc có từ thế kỷ XVIII. Cái tên Phất Lộc nguyên không phải là tên khu vực này mà là tên một làng ở huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Thời Pháp thuộc, đây cũng gọi là ngõ Phất Lộc (ruelle Phất Lộc). Tại đây, trong những ngày đầu Toàn quốc kh.á.ng c.h.i.ế.n đã là nơi huấn luyện cho 72 tiểu đội trưởng đầu tiên của Liên khu I. Và ngõ này đã trụ vững cho tới tận đêm Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút ra ngoài thành phố (17/2/1947). Ngày nay, ngõ Phất Lộc cũng là một con ngõ ẩm thực khá sôi động ở trung tâm Thành phố.

“Tên của những ngõ Hà Nội phản ánh những thời kỳ đô thị hóa của vùng đất ven nội xa xưa, thuở Hà Nội hãy còn nhỏ hẹp. Trong bán kính chưa đầy một cây số quanh ô Chợ Dừa có cả ngõ Thổ Quan lẫn ngõ Quan Thổ, mà có những ba ngõ Quan Thổ đánh số từ 1 đến 3, Quan Thổ là Quan Trạm gộp với Thổ Quan.

Một loạt ngõ quanh một khu đất phía nam Văn Miếu đều được mang chữ Văn như nhắc nhở về một quá khứ ảnh hưởng sâu đậm của Nho học trên vùng ven kinh thành này: Văn Chương, Văn Hương, Huy Văn…” – kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý, tác giả của ba cuốn sách về Hà Nội (Tự nhiên như người Hà Nội, Ăn phở rất khó thấy ngon, Hà Nội là Hà Nội), đúc kết.

Những người dân sống lâu năm tại những con ngõ trên phố kể lại, các con ngõ nhỏ đã hình thành từ hàng chục, hàng trăm năm nay. Họ đã sống quen với cảnh nhiều hộ gia đình cùng dùng chung không gian khoảng 10m để nấu nướng, dùng chung hành lang hạn hẹp để đi lại.

Nhiều hộ đã sống ở nơi đây vài chục năm, với nhiều thế hệ cứ thế cùng nhau lớn lên trong khoảng không gian khiêm tốn. Ngõ vẫn luôn ở đó chứng kiến hạnh phúc lứa đôi từ lúc hẹn hò, chụp ảnh cưới đến khi x.á.c p.h.á.o r.ơ.i đầy báo hiệu ngõ có thêm người.

>> > Xem thêm: Dị nhân Hà Nội: Sáng “tráng miệng” với 6 tô phở, 30 quả trứng; trưa ăn 20 bát cơm không thấy no!

Ngõ phố, đời người

Ngõ phố, đời người. Rất nhiều người Hà Nội đã được sinh ra trong ngõ, sống chật vật xoay xở trong không gian hẹp của ngõ, c.h.ế.t trong ngõ rồi xương cốt cũng hóa vào một mảnh đất bé bé nằm lại trong ngõ. Trong cái diện tích vốn khiêm tốn ấy, ngăn cách giữa “nhà” người c.h.ế.t và nhà người sống đôi khi chỉ là một bức tường gạch cũ, âm phủ với dương gian chẳng mấy cách biệt.

Ngõ như ly cà phê đen, sâu lắng và cô đọng. Cái va chạm, hối hả, chen chúc trong không gian chật hẹp của ngõ làm Hà Nội đậm đặc thêm trăm lần. Muốn tìm hiểu, nhâm nhi những câu chuyện “thâm cung bí sử”, cách hay nhất là ngồi quán trà đá của những ông cụ, bà cụ tóc bạc ngay đầu ngõ. “Thông tấn xã vỉa hè”, “ăn rau muống nói chuyện thế giới” chính là những  .quán nước này.

Ngõ khuất lấp sau những ồn ào, sôi động của phố xá. Đó là nơi có một đời sống thực, có những câu chuyện thực.

Trải qua nhiều năm, thành phố nay đã nhiều đổi thay nhưng ở bên trong sâu những con ngõ nhỏ Hà Nội vẫn còn gìn giữ được gần như nguyên vẹn nếp sống, nét duyên dáng của người dân xứ Kinh kỳ. Vậy chẳng phải, ngõ nhỏ là nơi lưu giữ linh hồn Hà Nội hay sao?

Theo Dân Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *