Kỳ lạ ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam: Ngâm nước bao lâu cũng không hề mục n.át

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn mang vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa cổ tại đồng bằng Bắc Bộ và giữ được những pho tượng cổ tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc tượng từ ngàn xưa…

Cách Hà Nội 30km về hướng đông, chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là ngôi đại tự có tiếng của phố Hiến còn lưu giữ được nhiều nét cổ.

Chốn thanh tịnh để tìm về an yên

Theo truyền thuyết , chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, vì thế mà còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

Ngôi chùa hiện là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Ngay từ khi bước vào cổng làng Nôm, du khách sẽ ấn tượng với cảnh quan cổ xưa cùng những nếp nhà xưa cũ, mái đình rêu phong, cây đa, giếng nước… Theo phong tục của làng, mỗi khi khách lạ tới chơi thường ghé qua đình Tam Giang thắp nén hương trầm để cầu may mắn. Sau đó bước qua 9 nhịp cầu trên phiến đá xanh hơn 200 năm tuổi bắc qua sông Nguyệt Đức, để đến ngôi chùa cổ linh thiêng.

Cây cầu đá nâng bước thiện nam tín nữ đến chùa 

Ngôi chùa ở Hưng Yên gây ấn tượng với du khách bởi nét đẹp cổ kính, rêu phong hiện diện ở từng hạng mục kiến trúc. Các họa tiết trang trí trên công trình đều rất tinh tế, công phu thể thiện sự nhiệt huyết của các nghệ nhân.

Nét đẹp của ngôi chùa cổ kính

Ngôi chùa nằm ẩn dưới những cây cổ thụ lớn với niên sử lâu đời. Theo người dân địa phương kể lại, kiến trúc chùa Nôm thiết kế theo kiểu chữ Đinh mang ý nghĩa kiên định, kiên cố. Bước qua cổng tam quan là lầu chuông, lầu trống nằm ở hai bên đối xứng nhau.

Hồ nước trong xanh sau cánh cổng tam quan

Tham quan chùa Nôm, du khách không khỏi ngỡ ngàng với không gian xanh, yên bình và thả hồn mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của những pho tượng cổ linh thiêng.

Một trong hai tòa tháp ở gần cổng tam quan

>>> Xem thêm: Hé lộ sự thật đằng sau tên gọi của m̼i̼ế̼u̼ ̼Hai Cô và những l̼i̼n̼h̼ ̼ứ̼n̼g̼ ̼đ̼ầ̼y̼ ̼h̼u̼y̼ề̼n̼ ̼b̼í̼

Ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam

Thuộc thiền phái Lâm Tế, chùa Nôm sở hữu 122 pho tượng phật lớn nhỏ làm bằng đất, nằm rải rác khắp nơi với những kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, mô tả con đường trưởng thành của đức Phật.

Ngôi chùa có 112 bức tượng làm bằng đất nung

Các bức tượng ở đây được khắc họa với những cử chỉ, biểu cảm trên khuôn mặt vô cùng sinh động, bao gồm Tam Thánh, Tam Thế, A Di Đà, Bát bộ Kim cương, Thập bát La hán… Tất cả đều được đặt trong không gian Tòa Tam Bảo. Theo đánh giá của các nhà khoa học, với những nếp nhăn trên áo và một số đặc trưng khác trong tạo tác, những bức tượng ở đây tiêu biểu cho nghệ thuật khắc tượng thế kỷ 18.

Những bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ

Dọc hai bên mỗi hành lang có đến 20 pho tượng lớn nhỏ, với các trạng thái mô tả con đường hành Phật. Phía sau hậu cung, trong hang động, vách đất của dãy núi nhân tạo, những bức tượng đất mô tả các vị thánh đang ngồi tịnh tâm, tu luyện. Các pho tượng đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên…với nhiều kích cỡ khác nhau. Có những pho tượng nhỏ xíu chỉ bằng nắm tay, ngược lại cũng có những pho tượng khổng lồ cao đến 3m.

Dãy tượng được đặt ở dọc hành lang

Sự tài ba của các nghệ nhân ngày xưa khi thổi h.ồn vào mỗi bức tượng không chỉ biểu hiện trên nét mặt mà còn biểu thị ở sự tinh tế, thanh thoát của trang phục. Dù ở tư thế nào thì khi nhìn vào các bức tượng ấy, du khách vẫn cảm nhận được sự trong sáng của tâm hồn, sự thanh cao của trí tuệ và sự dằn vặt với nỗi đ.au của nhân loại.

Các bức tượng có tư thế, kích thước khác nhau

Trải qua các trận lụt lịch sử, nhiều nơi trong vùng bị lũ nhấn chìm, nước ngập tận nóc làm l.ở tường, trôi cả mái chùa nhưng các pho tượng đất vẫn còn nguyên vẹn, hiện ra lớp sơn sáng bóng sau khi rửa lớp bùn đi, không hề bị mục n.át, sừng sững hiên ngang như thách thức sự hà khắc của thiên nhiên.

Những bức tượng còn nguyên vẹn sau trận lũ

Lý giải cho sức sống lâu bền của các pho tượng Phật, các nhà nghiên cứu cho rằng, đó chính là do trình độ tạo tác điêu luyện của các nghệ nhân thời đó, từ khâu dựng c.ốt, đắp đất, cho đến sự tỉ mỉ, chau chuốt trong việc phủ các lớp sơn dày.

Bức tượng tại chùa được đánh giá là mang đậm nét dân dã, thuần Việt và thoát tục

Với độ sâu thẳm về tâm linh cùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, gợi những gì thuộc về quá khứ xa xưa, chùa Nôm là điểm đến dành cho những ai yêu thích vẻ đẹp xưa cũ. Đến chùa Nôm, du khách còn có thể khám phá, thưởng ngoạn những nét văn hoá cổ xưa của làng Nôm, một trong những ngôi làng cổ Việt Nam còn được gìn giữ đến ngày nay.

Vãn cảnh chùa Nôm Hưng Yên niệm Phật, cầu an để khi bước chân ra cổng chùa, ai ai cũng cảm nhận được sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong tâm hồn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *