Những tấm hình chưa từng tiết lộ về Bia Quốc học Huế cách đây 100 năm

Cùng xem những hình ảnh tư liệu hiếm tại thời điểm đầu thế kỷ 20 của Bia Quốc học Huế – công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật, văn hoá và là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố bên sông Hương.

Giới thiệu về Bia Quốc học Huế

Công trình này nguyên bản là một kiến trúc tưởng niệm, có tên là Đài chiến sỹ t̼r̼ậ̼n̼ ̼v̼o̼n̼g̼, được xây dựng để tưởng niệm những binh sỹ người Pháp và người Việt ở các tỉnh Trung Kỳ đã tham chiến và t̼ử̼ ̼t̼r̼ậ̼n̼ trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Do vị trí công trình toạ lạc trước cổng trường Quốc học (phía bên kia đường Lê Lợi, sát bờ sông Hương) nên người dân Huế lâu nay vẫn quen gọi là Bia Quốc học hay Bình phong trường Quốc học. Thực chất công trình này không liên quan gì đến Trường Quốc học. Về bình phong của Trường Quốc học thì đã có tấm Bình phong long mã được xây dựng từ năm 1896 từ khi thành lập trường và hiện nay vẫn tồn tại.

Công trình lịch sử nổi tiếng xứ Huế – Bia Quốc Học

Đài chiến sỹ t̼r̼ậ̼n̼ ̼v̼o̼n̼g̼ (tên tiếng Pháp là “Monument aux Morts”) được Toà Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ cho xây dựng vào năm 1920. Đây là một kiến trúc tưởng niệm, cũng là bia ký ghi khắc nội dung liên quan tới công trình. Công trình được triển khai rất nghiêm cẩn và công phu, với việc thành lập một uỷ ban phụ trách việc thực hiện, lựa chọn địa điểm và hình thức xây đài. Uỷ ban đặc trách này gồm 3 quan chức người Pháp và một quan chức của Nam triều là cụ Nguyễn Đình Hòe là tham tri của Viện Cơ mật.

>>> Xem thêm: Cận cảnh bộ sưu tập ‘xưa nay hiếm’ long bào của vua quan triều Nguyễn tại Huế

Những hình ảnh hiếm về Bia Quốc học đầu thế kỷ 20

Lễ khánh thành được tổ chức trọng thể vào ngày 23 tháng 9 năm ấy với sự có mặt của có vua Khải Định, Thống chế Joseph Joffre, các quan chức người Pháp và người Việt tham dự.
Công trình lịch sử này trong tấm bưu thiếp in năm 1931.

Theo Nghị định của toà Khâm sứ Trung Kỳ, ký ngày 24 tháng 7 năm 1919, một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ làm chủ tịch được lập ra để nghiên cứu các đồ án, xem xét giải pháp, chọn địa điểm xây dựng trước khi quyết định chọn khoảng đất trống bên bờ sông Hương, trước trường Quốc học làm nơi xây đài kỷ niệm. Biên bản cuộc họp ngày 26 tháng 2 năm 1920 ghi rõ: “Ngoài vấn đề kỷ niệm cần gìn giữ, tốt hơn nữa gợi được sự chú ý của các thế hệ trẻ về tình đoàn kết chặt chẽ của người Pháp và người bản xứ trong đại chiến và sự hy sinh chung cho của họ cho nền văn minh và tiến bộ…”.

Việc tổ chức tuyển mẫu thiết kế diễn ra từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 1920. Trong bốn đồ án dự thi, hội đồng đã chọn đồ án của tác giả Tôn Thất Sa, giáo viên trường Bá công Huế, với giải thưởng là 80 đồng. Đài được khởi công xây dựng ngày 12 tháng 5 năm 1920; kinh phí thi công đài tưởng niệm là gần 10.000 đồng, và hoàn thành ngày 18 tháng 9 cùng năm.

Toàn cảnh bờ sông Hương nơi đặt đài tưởng niệm, 1924.

Đài chiến sỹ trận vong là một kiến trúc có dạng bình phong hình cuốn thư được lồng vào giữa một cửa tam quan. Kiến trúc chính được đặt trên một tầng nền đài rộng có lan can bao quanh và lối lên 4 phía. Lan can được xây kiểu bổ trụ chắp hình hoa sen và viền gạch gốm men trang trí. Phía trước nền đài hai bên có hai trụ biểu cao khoảng 10m nhấn mạnh tính chất của không gian tưởng niệm.

Đài được xây bằng bê tông cốt thép và gạch, có 2 tầng đặt trên 1 bệ gồm 7 bậc. Tầng dưới kiểu tam quan, tầng trên thu lại ở giữa như một gác nhỏ. Hai tầng có 12 mái, lớp ngói ống tráng men màu. Các trang trí khá tinh xảo, kết hợp cả tô đắp, khảm sành sứ, vẽ hoa văn màu với nội dung, hình thức đậm phong cách cung đình Huế như hình rồng, sen, chữ thọ, chữ vạn…; đề tài ngũ phúc, tứ thời…

Tên các tử sĩ Pháp được ghi trên công trình

Ở mặt trước đài là một “kim khánh” bằng đá đề tên và chức vụ trang trọng của 31 tử sỹ người Pháp; Ở mặt sau ghi khắc tên họ và quê quán 78 tử sỹ người Việt ở các tỉnh Trung Kỳ. Phần này sau thời Pháp thuộc đã bị đục xoá.

Tấm bưu thiếp in hình sông Hương – núi Ngự, đầu thế kỷ 20. Bia Quốc học Huế nằm bên kia sông, ở bên phải.

So với ngày nay, những hình ảnh này luôn có nét gợi nhớ về một thời kỳ huy hoàng của triều Nguyễn xưa.

Theo Báo Tri thức và Cuộc sống, Conversations on Vietnam Development

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *