Là người Bắc Giang, bạn có biết ý nghĩa tên gọi quê hương mình hay không?

Là người Bắc Giang, bạn có biết ý nghĩa tên gọi quê hương mình hay không?

Vùng đất Bắc Giang nổi tiếng với sản vật vải thiều thơm ngon tiến vua, cùng những con người tài giỏi đức độ. Nhưng ngày nay, ít người biết tên gọi “Bắc Giang”, “tỉnh Bắc Giang” có từ bao giờ và tại sao lại đặt tên như thế.

Nguồn gốc cái tên Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên.

Bắc Giang ngày nay là vùng đất ngụ cư của 45 dân tộc anh em, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán Dìu… Bắc Giang thuộc bộ Võ Ninh thời v̼u̼a̼ ̼H̼ù̼n̼g̼ ̼d̼ự̼n̼g̼ ̼n̼ư̼ớ̼c̼ ̼V̼ă̼n̼ ̼L̼a̼n̼g̼, đời Lý – Trần gọi là lộ Bắc Giang, đời Lê là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc. Đến nay chưa thấy tài liệu nào chứng minh, nhưng tên gọi Bắc Giang có nghĩa là phía bắc sông.

Nhà ga Phủ Lạng Thương, Bắc Giang xưa kia. Ảnh: Báo Bắc Giang

Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang chỉ rõ, từ thời các vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang, dưới triều Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) thuộc huyện Long Biên, thời Lý – Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, sau đổi thành trấn Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh. Dưới đời vua Minh Mạng (năm thứ 2, 1821), Bắc Giang thuộc phủ Thiên Phúc, năm 1831, đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 10/10/1895 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang tách ra từ tỉnh Bắc Ninh. Ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh Hà Bắc.

Tại kỳ họp thứ 10(06/11/1996), Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 đến nay. Đến nay chưa có tài liệu nào chứng minh, nhưng tên gọi Bắc Giang có nghĩa là phía bắc sông.

Cầu sông Thương, TP.Bắc Giang

Qua các thời kỳ lịch sử, Bắc Giang luôn có những nhân tài, trí sỹ: Đào Sư Tích; Thân Nhân Trung; Giáp Hải; Hoàng Công Phụ; Nguyễn Khắc Nhu; Hoàng Hoa Thám; Nguyễn Văn Mẫn; Hà Thị Quế… Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chính. Trải qua nhiều đời, họ đã hình thành nên các làng, bản với hình thức kinh tế và văn hoá riêng biệt.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, t̼r̼u̼y̼ề̼n̼ ̼t̼h̼ố̼n̼g̼ ̼đ̼ấ̼u̼ ̼t̼r̼a̼n̼h̼ ̼d̼ự̼n̼g̼ ̼n̼ư̼ớ̼c̼ ̼v̼à̼ ̼g̼i̼ữ̼ ̼n̼ư̼ớ̼c̼ ̼vẫn được giữ gìn và phát huy. L̼à̼n̼g̼ ̼v̼õ̼,̼ ̼l̼à̼n̼g̼ ̼v̼ậ̼t̼ ̼ở Yên Thế, Hiệp Hoà, làng thợ ở Yên Dũng; Làng Vân Xuyên (Hoàng Vân – Hiệp Hoà), vì cả làng theo C̼á̼c̼h̼ ̼m̼ạ̼n̼g̼ ̼mà còn gọi là làng Đỏ; làng Sặt (Liên Sơn – Tân Yên) là l̼à̼n̼g̼ ̼k̼h̼á̼n̼g̼ ̼c̼h̼i̼ế̼n̼.̼

Một hình ảnh về thị xã Phủ Lạng Thương trên bưu thiếp ghi ngày 18-2-1910.

>>> Xem thêm: Nhìn lại cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu: Diện mạo mới sau 245 năm lịch sử

Bắc Giang xưa từng có tên gọi là Phủ Lạng Thương

Theo GS sử học Lê Văn Lan, người chủ trì hội thảo D̼i̼ ̼s̼ả̼n̼ ̼v̼ă̼n̼ ̼h̼ó̼a̼ – từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang ngày 16.10.2015, tại hội thảo này có nhiều ý kiến đề xuất cơ quan có t̼h̼ẩ̼m̼ ̼q̼u̼y̼ề̼n̼ ̼n̼g̼h̼i̼ê̼n̼ ̼c̼ứ̼u̼ ̼khôi phục lại tên gọi Phủ Lạng Thương cho thành phố Bắc Giang.

Khu phố này xưa kia (phố Quang Trung, TP Bắc Giang ngày nay) có nhiều ngôi nhà xây theo kiến trúc kiểu Pháp.

Theo thông tin tại hội thảo, đơn vị hành chính Phủ Lạng Thương ra đời năm 1888. Tuy nhiên, cái tên Phủ Lạng Thương, theo ông Lê Văn Lan, có nguồn gốc xuất xứ từ thời Lý. “Lạng là họ nhắc lại tên của châu Lạng có từ thời nhà Lý. Về sau, nó tách ra làm đôi thành Lạng Sơn là miền có nhiều núi và Lạng Giang là miền có nhiều sông. Phủ Lạng Thương có nghĩa toàn bộ là thủ phủ của xứ Lạng bên bờ sông Thương. Nghĩa là nó rất đẹp”, ông Lan phân tích.

Ý kiến đề xuất này, theo ông Lan, t̼h̼o̼ạ̼t̼ ̼t̼i̼ê̼n̼ là của ông Nguyễn Đình Bưu – nguyên Giám đốc Sở VH-TT Bắc Giang. Sau đó, TS Khổng Đức Thiêm ở Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng cũng đưa ra. “Chính là những người Bắc Giang t̼h̼ủ̼ ̼x̼ư̼ớ̼n̼g̼ ̼việc này”, ông Lan nói. Là người chủ trì hội thảo, ông Lan tổng kết: Có 5 cơ sở được các nhà khoa học đưa ra để đổi tên thành phố Bắc Giang thành Phủ Lạng Thương.

Thị xã Phủ Lạng Thương trong một bưu thiếp có dấu bưu điện ngày 7-5-1908.

“Thứ nhất, Phủ Lạng Thương là đô thị sớm nhất của tỉnh Bắc Giang. Thứ hai, đây là nơi có nhiều danh nhân văn hóa để lại các sự nghiệp quan trọng. Thứ ba, cảnh quan đẹp đẽ ngay bên bờ sông Thương nước chảy đôi dòng. Thứ tư, đấy là đô thị không chỉ có lịch sử sớm nhất mà có t̼r̼u̼y̼ề̼n̼ ̼t̼h̼ố̼n̼g̼ ̼v̼ẻ̼ ̼v̼a̼n̼g̼, đặc biệt là về mặt q̼u̼â̼n̼ ̼s̼ự̼, kinh tế. Tất cả đều là tốt đẹp. Cuối cùng, tên Phủ Lạng Thương nó cũng thơ mộng”, ông cho biết.

PGS-TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng là người ủng hộ đổi tên. Theo ông, khối lượng tư liệu lưu trữ Pháp về xứ Đông Dương nói chung, Bắc Kỳ nói riêng có nhiều tư liệu liên quan đến địa danh này, cả văn bản hành chính lẫn các ngành kinh tế như giao thông, h̼ỏ̼a̼ ̼x̼a̼.

Trung tâm TP Bắc Giang hôm nay.

Ngay cả tài liệu liên quan đến lịch sử như k̼h̼ở̼i̼ ̼n̼g̼h̼ĩ̼a̼ ̼H̼o̼à̼n̼g̼ ̼H̼o̼a̼ ̼T̼h̼á̼m̼ ̼cũng nói đến địa danh này. “Thực ra không có nhiều địa phương có địa danh thay đổi trong lịch sử đâu. Theo tôi, các tên có được trong lịch sử, đi vào lòng người mà người ta lại muốn đổi theo như thế thì nên ủng hộ”, ông Bình nói.

Cuối cùng, Bắc Giang vẫn là cái tên được nhiều người đồng ý giữ lại. Tuy cái tên Bắc Giang không mang nhiều ý nghĩa lắm nhưng nó đã theo người dân suốt hàng trăm năm qua, và ít nhiều cũng để lại những tình cảm sâu sắc khó quên.

Theo Tin Tức Bắc Giang và báo Thanh Niên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *