Vẻ đẹp hút hồn của sông Hồng – Hà Nội cách đây 100 năm: Thuyền bè san sát nhau, có hẳn một xóm chài trên sông

Bờ sông Hồng ở Hà Nội một thế kỷ trước đẹp mê mẩn với không gian khoáng đạt cùng kiến trúc độc đáo của cầu Paul Doumer. Sau 100 năm, cảnh quan khu vực này đã thay đổi đến mức ngỡ ngàng.

Chứng nhân lịch sử nhìn từ thế kỉ trước

Hà Nội hơn một nghìn năm tuổi… Cái tên Hà Nội tự thân đã gắn liền với sông nước, Hà Nội nghĩa là trong sông. “Thành phố trong sông” ấy xuất phát và gắn liền với châu thổ mang tên một dòng sông lớn: sông Hồng.

Dòng sông Hồng vẫn mang nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng, bồi đắp văn hóa tinh thần người Hà Nội, bề dày lịch sử đất nước. Chứng tích là cây cầu Long Biên vẫn sừng sững, với thời gian hơn một thế kỷ đã trôi qua.

Khung cảnh h.oang vu tại bờ sông Hồng ở Hà Nội khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Phía xa là cầu Paul Doumer, nay gọi là cầu Long Biên. Cầu Long Biên đã trở thành một phần không thể thiếu của Hà Nội, bởi đó là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu được khởi công xây dựng từ năm 1899 và hoàn thành năm 1902, nằm trong chương trình phát triển giao thông khai thác thuộc địa của người Pháp ở Đông Dương. Từ khi ra đời, Long Biên đã được coi là biểu tượng của khoa học kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc đầu thế kỷ 20.

Khung cảnh rất thoáng đãng ở chân cầu Long Biên một thế kỷ trước.

Cho tới giờ vị trí của Long Biên vẫn đắc địa về mặt giao thông, địa hình và cảnh quan đô thị. Long Biên có nhiều điểm nhìn đẹp từ hai đầu cầu, từ bờ sông, ngay cả trên cầu và dưới sông Hồng. Ở mỗi góc nhìn, mỗi thời điểm người ta có một cảm nhận khác nhau, cảm xúc khác nhau…

Một bức ảnh toàn cảnh của cầu Long Biên bắc qua sông Hồng xưa

Hơn một trăm năm qua, Long Biên đã soi bóng xuống sông Hồng và gắn bó với bao thăng trầm của Hà Nội, trở thành nhân chứng của những sự kiện lịch sử. Là cây cầu bắc qua 3 thế kỷ và mang trên mình những v.ết th.ương của ch.iến tr.anh, nhưng Long Biên vẫn sừng sững thi g.an cùng thời gian, vẫn bền bỉ lặng lẽ nối đôi bờ sông mẹ. Dường như với mỗi người Hà Nội, Long Biên trở thành một phần của ký ức; cũng là gạch nối giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai.

Đường Bến Clémenceau chạy dọc bờ sông Hồng, nay là đường Trần Nhật Duật
Đường Bến Thương Mại (Quai du Commerce), nay cũng là một phần của đường Trần Nhật Duật

Xem thêm: Quay về thời ngày xưa: Ngắm nghía diện mạo 36 phố phường Hà Nội hàng trăm năm trước

Cuộc sống trên mênh mông sông nước

Cuộc sống đời thường xô bồ, nh.ốn nh.áo, ít ai có một đôi lần ngắm dòng sông, ngắm cảnh sông mà cảm ơn ông cha ta đã có một tầm nhìn muôn đời, chọn vùng đất mở ra một kinh thành. Là người Hà Nội, ai đã có lần đứng bên này dòng sông ngắm sang bờ bắc và từ bờ bắc ngắm về Hà Nội, hay thong thả bước chân đi dạo trên mấy chiếc cầu để ngắm dòng sông? Phải chăng cách nghĩ, sự thưởng ngoạn tao nhã không mất tiền mua, đó mới là sự giàu có của tâm hồn người Hà Nội thanh lịch.

Thuyền bè san sát tại xóm chài bên sông Hồng
Những ngôi nhà – thuyền tạo thành ngôi làng nổi trên sông Hồng

Ngày nay, đứng từ cầu Long Biên nhìn xuống bãi giữa sông Hồng, vẫn thấy những xóm chài lênh đênh. Gọi là xóm nhưng thực ra chỉ là mấy chiếc thuyền quanh năm hiu quạnh ở bãi giữa sông. Họ là dân tứ xứ, từng ph.iêu b.ạt khắp nơi tìm chốn mưu sinh, cuối cùng tụ lại ở một nơi h.oang vu bên lòng sông Hồng.

Khung cảnh nhìn từ một “căn nhà” nổi trên sông Hồng
Công nhân đào đường ở bờ sông Hồng phục vụ cho tuyến đường sắt ở Gia Lâm, đối diện với khu vực trung tâm Hà Nội

Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã có ý tưởng quy hoạch sông Hồng gắn với những khu đô thị văn minh, hiện đại.

Những phương án phát triển Thủ đô sang bờ bắc sông Hồng ấy đang còn nằm trong trí tuệ và tâm hồn, trái tim những con người yêu đất rồng lên. Những phố phường ven những ngả sông Hồng, ta chỉ hình dung ra trong trí tưởng tượng thôi, cũng đã thấy Hà Nội ngày mai là một bức tranh rực rỡ trong đầu. Và những đêm trăng, người bờ nam kẻ bờ bắc muốn dạo gót trên cầu ngắm cảnh trăng sông thủ thỉ tâm tình cùng nhau, hẳn sẽ là cái thú của nhiều người.

Khách qua sông Hồng bằng đò
Tàu chở khách mang tên La Thérèse trên sông Hồng ở Hà Nội
Cảnh bốc dỡ hàng hóa bên bờ sông Hồng
Cảnh buôn bán, sinh hoạt dưới gầm cầu Long Biên

Nếu biết Hà Nội chỉ để biết cái đẹp trong nội thành, chưa một lần chiêm ngưỡng toàn cảnh sông Hồng với kinh thành, để thấy được tấm lòng và con mắt tinh đời của t.ổ t.iên, phải chăng cũng là có l.ỗi với người xưa lắm…

(Theo báo Dân Việt, báo Quê Hương, Tạp Chí Kiến Trúc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *