Những năm tháng cuối đời của Nam Phương Hoàng Hậu: Cô đơn trên đất khách, thủ tiết dù chồng chẳng đoái hoài

T.i.ề.n tài, danh vọng, sắc đẹp… thoáng qua đi như bong bóng, nhưng vẻ đẹp tâm hồn, đức hạnh của bà lại là điều sẽ sống mãi trong lòng người dân ở Chabrignac, Pháp.

Thuở sinh thời bà là con gái của một trong 4 gia đình giàu có nhất miền Nam thế kỷ 20 – đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào, trở thành hoàng hậu An Nam. Khi dứt áo rời quê hương để lưu vong nơi đất khách, Nam Phương hoàng hậu vẫn có cuộc sống sung túc đề huề với những khối tài sản đồ sộ.

Tiểu thư Nguyễn Hữu Thị Lan (Hoàng hậu Nam Phương) trước ngày kết hôn với vua Bảo Đại

Gia sản của bà có trên khắp nước Pháp và các lãnh địa Pháp như các lâu đài lớn ở Cannes, Limousin, Paris…, nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Sở hữu nhiều lâu đài, đồn điền như thế, nhưng rốt cuộc Nam Phương hoàng hậu tìm được hạnh phúc ở đâu trong những năm tháng cuối đời?

Cuộc tản cư vội vàng

Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại sang Hồng Kông cùng vũ nữ Lý Lệ Hà. Tháng 12/1946, tình hình c.h.í.n.h t.r.ị và q.u.â.n s.ự giữa Việt và Pháp rất căng thẳng, c.h.i.ế.n t.r.a.n.h tới gần.

Hoàng hậu Nam Phương một nách 5 con sống trong cung An Định trong khi mẹ chồng cũng đã tản cư, cảm thấy hoang mang và tuyệt vọng. Ở lại Huế thì nay mai c.h.i.ế.n sự nổ ra, khó tránh mũi tên hòn đ.ạ.n, tản cư về nông thôn thì sợ các con mình quen nếp sống vương giả, không hòa nhập được.

Hoàng hậu Nam Phương và các con thời còn ở kinh thành Huế

Tính đi tính lại, người phụ nữ thông minh ấy chọn giải pháp đưa các con vào nương nhờ nhà thờ dòng Chúa cứu thế, nơi thuộc quyền quản lý của các linh mục Canada, một nước trung lập, không ngả về Mỹ hay Pháp. Cuộc sống ở đây khá kham khổ so với sinh hoạt trước kia của họ, sáng sáng các hoàng tử, công chúa phải tự đi tìm nước rót vào ca để rửa mặt.

S.ú.n.g bắt đầu n.ổ ở Huế vài tuần và bà Nam Phương rất lo vì tu viện có thể bị t.ấ.n c.ô.n.g. Bản thân các linh mục trong nhà dòng cũng cảm thấy bà và các con nên sang Pháp tản cư, năm 1947 ấy, bà cùng các con cuối cùng đã ra đi và không có lần quay về Việt Nam nữa, mặc dù trong lòng bà cũng đã có lần muốn về lại chốn quê hương.

>>> Xem thêm: Những giai nhân tuyệt sắc từng đi qua cuộc đời cựu hoàng Bảo Đại

Những tháng ngày tại lâu đài Thorenc ở Cannes

Thời gian đầu, mẹ con cựu hoàng hậu sống ở lâu đài Thorenc tại Cannes. Bà Nam Phương gửi các con vào trường trung học Couvent des Oiseaux, nơi bà từng học thời con gái, hằng ngày, ngoài việc chăm sóc con cái, bà thường đọc sách báo hoặc chăm sóc hoa lá trong vườn, buổi tối thì chơi dương cầm cho các con nghe. Những ngày lễ, mấy mẹ con cùng ra phố xem phim hoặc mua sắm.

Nam Phương hoàng hậu sành thời trang và có gu ăn mặc thanh lịch, tinh tế. Bà rất thích mua đồ của nhãn hiệu Christian Dior và Balmin, màu tím nhạt được bà ưa chuộng nhất, về nghệ thuật, bà treo tranh của của Renoir, Buffet trong nhà.

Một tấm ảnh chụp Nam Phương hoàng hậu trong những ngày tháng lư.u vo.ng tại Pháp

Bà không thích tranh lập thể của Picasso vì tâm hồn bà không hợp với trường phái hội họa này. Bà cũng rất thích nuôi chó. Trong nhà bà có cả một đàn chó, và trong đó có một con thuộc giống Saint Bernard, loại chó to như con cọp, loại chó này để sử dụng tìm người mất tích trong rừng, trong khi đi trượt tuyết. Về thể thao, bà có thể chơi bóng bàn, quần vợt, và golf nhưng không giỏi lắm.

Bảo Đại thỉnh thoảng mới về Pháp. Tuy nhiên, cái niềm vui ở bên chồng quá ít ỏi, nhất là từ sau năm 1955, Bảo Đại bỏ đi tứ xứ, các con thì đã lớn, như chim bay đi…

Năm 1958, nhằm tránh mặt báo chí, dư luận và những người quen biết, bà Nam Phương đã rời bỏ cả Cannes xa hoa hay thành Paris hoa lệ và ồn ào. Những cơ ngơi đồ sộ ở Neuilly, hàng tá căn nhà lớn ở Morocco, biệt thự trên đại lộ Opéra, Paris hay trang trại rộng lớn ở Congo đều không còn sức hấp dẫn để có thể níu giữ nổi bà.

Những ngày tháng cuối đời

Những năm sau này, bà Nam Phương rời lâu đài Thorenc để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac thuộc vùng Trung Tây nước Pháp, cách Paris chừng 400-500 cây số.

Nơi này có một trang trại lớn của riêng bà Nam Phương mà trước đây gia đình bà (ông bà Nguyễn Hữu Hào) đã mua cho. Nhà của bà ở cách biệt với những nhà dân ở vùng này, vì là làng quê nên mọi người ít có dịp giao thiệp với nhau.

Về đời sống vật chất thì bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi sống ở xứ người. Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào mua cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và một chung cư ở đại lộ Opera.

Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Tất cả những bất động sản này bà đã chia cho các con mỗi người một phần riêng và chỉ giữ lại trang trại ở Chabrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một vườn hồng lúc nào cũng nở hoa rất đẹp.

Lâu đài Chabrignac, nơi cư ngụ cuối đời của hoàng hậu Nam Phương

Hàng ngày, bà dậy rất sớm, thường tự tay trang trí, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cây cảnh. Vừa làm bà vừa khe khẽ hát. Khi có việc ra ngoài, bà thường tự tay lái chiếc xe hơi hiệu Dauphine, có thêm cô hầu gái hay người quản gia đi theo.

Bà nuôi trong điền trang 4 người giúp việc nông, một số người h.ầ.u gái và một viên quản gia người Pháp. Tất cả người ăn kẻ ở trong nhà đều được bà đối xử thân tình, gần gũi. Trong các dịp lễ, Noel hay ngày đầu năm mới, bà đều không quên có quà tặng cho họ và gia đình.

Sảnh chính của lâu đài Chabrignac

Lucien Boudy – một cựu xã trưởng Chabrignac, cho biết Hoàng hậu Nam Phương “…là một mệnh phụ phu nhân rất duyên dáng, đặc biệt thân thiện rộng rãi với dân làng. Bà cũng rất nhân từ và yêu thương với cả người h.ầ.u kẻ hạ trong nhà”.

Nam Phương Hoàng hậu sống rất cởi mở, quảng giao, thường xuyên đi thăm thú điền trang để gặp gỡ và trò chuyện thân mật với những người nông dân. Vì thế dân làng rất quý mến bà. Từ chỗ xa lạ, sau 5 năm làm dân Chabrignac, bà đã để lại biết bao tình cảm trong tâm trí người dân địa phương. Họ xem bà là một cô-rê-diên (Người địa phương Correze) chính cống.

Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới

Có lẽ sự cô đơn và nỗi đau buồn cho cuộc đời tuy vàng son mà bất hạnh của mình khiến hoàng hậu lưu vong mắc b.ệ.n.h tim. Ngày 14/9/1963, vừa từ thị trấn Brive cách điền trang 30 km trở về, bà Nam Phương đã cảm thấy đ.a.u họng.

Viên bác sĩ được mời đến đã khám qua loa và kết luận bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài ngày là khỏi. Kỳ thực, bà bị chứng lao hạch tràng hạt, cơn đau tiếp tục hoành hành d.ữ dội. Trước khi viên bác sĩ thứ hai kịp đến nơi thì Nam Phương Hoàng hậu, 49 tuổi, đã qua đời vì nghẹt thở.

Bà mất vào ngày 15/9/1963. Đám t.a.n.g của bà rất lặng lẽ. Ngày đưa t.a.n.g, ngoài hai Hoàng tử Bảo Long (1936), Bảo Thăng (1943) và ba Công chúa Phương Mai (1937), Phương Liên (1938) và Phương Dung (1942) đi bên cạnh q.u.a.n t.à.i của mẹ.

Khuôn viên lăng mộ của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp

Khi được tin bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để a.n t.á.n.g người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức mà cho tới tận cuối đời cũng không hề bị ai chê trách hay than phiền.

Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có bất kỳ nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông khác cũng không. Có lẽ do bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình nề nếp nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc, ngay cả với các con.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *