Thăm công viên Tao Đàn: “Vườn thượng uyển” của Sài Gòn xưa và nay, 3 thế kỷ chuyển mình cùng đất nước

Công viên Tao Đàn xưa

Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, công viên là một trong những công viên to và đẹp nhất Sài Gòn. 

Lá phổi xanh của thành phố xưa và nay 

Theo nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến, Công viên Tao Đàn (quận 1, TP HCM) rộng hơn 90.000 m2 có thể coi là Central Park của cả Sài Gòn xưa và nay. Trước năm 1959, đây là “vườn thượng uyển” của Gia Định Thành, nơi ở của gia đình Tổng trấn Lê Văn Duyệt. 

Khuôn viên tràn ngập hoa trong công viên Tao Đàn
Khuôn viên tràn ngập hoa trong công viên Tao Đàn

Cho đến trước 1975, công viên có thêm nhiều cây xanh, vòi phun nước, nhà chòi, sân chơi. Nơi đây là chỗ nghỉ ngơi và vui chơi thanh lịch của thanh niên, người già, trẻ em và là nơi sinh hoạt ngoài trời của tổ chức Hướng Đạo. Hiện nay, Công viên Tao Đàn là địa điểm xanh quen thuộc cho người dân đến ngắm cảnh, đi dạo, chơi thể thao, tham gia các hoạt động mỹ thuật, giải trí. Đây cũng là nơi tổ chức Hội hoa xuân lớn nhất TP HCM vào mỗi dịp Tết với hàng nghìn kỳ hoa dị thảo từ mọi miền đất nước tụ hội.

Khuôn viên xanh trong công viên Tao Đàn
Khuôn viên xanh trong công viên Tao Đàn

Ngôi vườn có tên dân gian là Vườn Ông Thượng, nằm ở phía Tây bên ngoài tường thành Bát Quái (1790-1838). Theo tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Sài Gòn chốn chốn rong chơi có thể tên này xuất phát từ khi dinh Độc Lập xây cất xong thành dinh Thống đốc Nam Kỳ và vườn Ông Thượng trở thành khu vườn sau dinh. Vườn Ông Thượng do đó không hàm ý nhắc đến một ông quan cụ thể nào mà chỉ là cách nói mỉa của dân gian về khu vườn của riêng các quan.

Khuôn viên vườn rất lớn, bao gồm cả Dinh Thống Nhất (khoảng 12.000 m2) ngày nay, tiếp giáp với chợ Cây Da Còm (nền đất thư viện Tổng hợp và TAND thành phố) và Chợ Đũi (nền đất khu giao lộ Ngã sáu Phù Đổng).Trong khuôn viên khu vườn ngoài tư thất của quan Tổng trấn còn có vườn hoa kiểng và rạp hát bội. Đáng tiếc, sau khi Lê Văn Duyệt mất khu vườn bị vua Minh Mạng phá bỏ. 

>>> Xem thêm:  Sài Gòn đã thay đổi thế nào từ lúc người Việt đầu tiên khai hoang đến nay?

Khuôn viên xanh trong công viên Tao Đàn
Khuôn viên xanh trong công viên Tao Đàn
Khuôn viên xanh trong công viên Tao Đàn
Khuôn viên xanh trong công viên Tao Đàn

3 thế kỷ chuyển mình cùng lịch sử đất nước 

Sau này, một phần Vườn Ông Thượng được người Pháp lấy làm nơi đặt Dinh Chính Phủ (xây dựng 1868-1871), về sau mang tên Dinh Norodom. Phần còn lại được quy hoạch và xây thành Jardin de la Ville (Công viên thành phố). Đây cũng là vườn hoa công cộng đầu tiên cho người Sài Gòn. Từ năm 1922 đến 1955, công viên thành phố mang tên luật sư Maurice Long – từng làm bộ trưởng và có lúc là Toàn quyền Đông Dương (1920-1922). Ngăn cách hai phần này là con đường Poulo Condor (Côn Đảo), được xây dựng năm 1869, về sau đổi tên là Miss Cawell (nay là Huyền Trân Công Chúa).

Công viên Tao Đàn thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu.
Công viên Tao Đàn thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu.

Sau năm 1954, công viên Maurice Long đổi sang Công viên Tao Đàn (tên tổ chức xướng họa thi ca của Vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ 15).

Công viên Tao Đàn trước năm 1975. Ảnh tư liệu.
Công viên Tao Đàn trước năm 1975. Ảnh tư liệu.

Sau này, một số lô đất lớn giáp mặt tiền của công viên được tách ra để xây dựng nhiều công trình công cộng nổi tiếng khác, gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử của dân tộc như trụ sở Hội Hiếu Nhạc xây năm 1896 (nay là Nhạc viện); Câu lạc bộ thể thao Người Sài Gòn xây năm 1902 (nay là Cung văn hóa Lao động); Viện Dục Nhi xây năm 1926 (nay là Sở Y tế), Hội Kỵ Mã (nay là Nhà thi đấu Nguyễn Du)…

Đền tưởng niệm các vua Hùng trong khuôn viên công viên (Ảnh: Sưu tầm)
Đền tưởng niệm các vua Hùng trong khuôn viên công viên (Ảnh: Sưu tầm)
Tháp Chăm trong công viên Tao Đàn (Ảnh: Sưu tầm)
Tháp Chăm trong công viên Tao Đàn (Ảnh: Sưu tầm)

Sau tháng 4/1975, công viên Tao Đàn có lúc đổi tên thành Công viên thiếu nhi thành phố nhưng rồi lại trở về tên cũ, tiếp tục là Công viên Văn hóa Tao Đàn cho đến nay. Từ năm 1985, công viên là nơi đầu tiên mở sân khấu ca nhạc ngoài trời phục vụ người dân thành phố. 

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *