Toàn cảnh Sài Gòn năm 1950 nhìn từ máy bay: Đường rộng rãi thẳng tắp, thuyền bè tấp nập trên sông

toan-canh-sai-gon-nam-1950-nhin-tu-may-bay

Nhìn những bức ảnh Sài Gòn năm ấy, vừa thấy quen, vừa thấy lạ, vừa thấy hấp dẫn lạ kỳ..

Những con đường rộng rãi và thẳng tắp, thuyền bè tấp nập trên sông, các công trình đặc trưng… là hình ảnh ấn tượng về Sài Gòn năm 1950 nhìn từ không trung. Hình ảnh này trích từ ấn phẩm “Indochine – Couverture. Saigon-Cholon – Photographie Aerienne 1950” (Bao quát Đông Dương. Không ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1950), được xuất bản ở Pháp.

Những công trình đặc trưng

Bán đảo Thủ Thiêm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ một con sông Sài Gòn, nơi đây từng có bề dày lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển.

Toàn cảnh bán đảo Thủ Thiêm và khu vực trung tâm Sài Gòn

Năm 1950, bán đảo Thủ Thiêm vẫn là vùng trũng phát triển. Một vùng đất thường xuyên ngập nước, phèn chua, cỏ lát, cỏ năng mọc khắp nơi. Chỉ cách trung tâm thành phố một con sông rộng năm, bảy trăm mét nhưng như là một vùng sâu, vùng xa nào đó. Đêm đêm đứng bên này sông nhìn sang thành phố như nhìn về một thế giới khác.

Phía Đông của bán đảo Thủ Thiêm
Dinh Norodom (phía dưới), nay là Dinh Độc Lập – Hội trường Thống Nhất
Khu vực trung tâm với nhà ga, chợ Bến Thành (bên phải) và dinh Norodom (bên trái)
Ga Sài Gòn (bên phải)

Ít ai biết rằng ga đầu tiên của thành phố khánh thành năm 1885, nằm ở cuối đường Hàm Nghi, bên bờ sông Sài Gòn. Đến năm 1915, ga chuyển về cạnh chợ Bến Thành. Ngày nay, phần đất ga là công viên 23/9.

Trường Gia Long (góc trên trái, này là trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai) và nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (góc dưới phải)
Công trường Chiến sĩ (mũi tên xanh chỉ vào), nay là Hồ Con Rùa
Khu vực thành Ô Ma, trường Đại học Khoa Học và trường Pétrus Ký
Sân bay Tân Sơn Nhất
Khu vực quận 1, sân vận động ở giữa nay là sân vận động Hoa Lư, bên dưới là một góc Thảo Cầm Viên
Một phần quận 1 và rạch Thị Nghè, khu vực nhiều cây xanh ở bên trái là Thảo Cầm Viên
Sông Sài Gòn, góc trên bên trái là Công trường Mê Linh, góc dưới bên phải là xưởng Ba Son

Công trường Mê Linh là một vòng xoay giao thông nằm ở quận 1, kế cận công viên bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn.

Bến Bạch Đằng và công trường Mê Linh, sông Sài Gòn khu vực trung tâm quận 1
Rạch Bến Nghé, bên trái là quận 4, bên phải là quận 1, phía dưới là cầu Mống và cầu Khánh Hội
Cầu Ông Lãnh (góc dưới bên trái) và ga Sài Gòn (bên phải)
Mảnh đất hình tam giác ở góc trên bên trái là cù lao Nguyễn Kiệu
Cầu chữ Y (góc trên bên trái) đang được xây dựng

Cầu Chữ Y nằm về phía đông của quận 8, nối liền quận 5 với Quận 8. Đứng trên cầu, ta có thể nhìn thấy được toàn bộ quang cảnh cảng Sài Gòn và một phần thành phố với bán kính khoảng 2 km. Đây cũng là một danh lam thắng cảnh độc đáo, nên thơ ở phía Tây – Nam thành phố.

Những con đường thẳng tắp

Những năm 1950, Hồ Chí Minh đã có những con đường thẳng tắp, rợp bóng cây xanh.

Con đường thẳng tắp cắt chéo bức ảnh là đường Trần Hưng Đạo
Khu vực Quận 1 và Quận 3
Quận 4 (trái) và Quận 1 (phải) được ngăn cách bởi rạch Bến Nghé

Quận 4 chỉ cách quận 1 đúng một con rạch Bến Nghé. Nhưng những năm ấy, qua cầu Calmette, cầu Ông Lãnh… là cả hai thế giới khác biệt trái ngược nhau hoàn toàn: Gi.àu có và ngh.èo khó, sang trọng và b.ần h.àn, màu sắc và u tối. Trong khi quận 1 xa hoa, tráng lệ, quận 4 lại là vùng đất d.ữ khiến nhiều người e ngại.

Hình chữ nhật nằm ở chính giữa bức ảnh là khu cư xá Đô Thành
Vòng xoay ngã 7 ở quận 3, một nút giao thông lớn của Sài Gòn nằm phía trên, bên trái ảnh
Ga Hòa Hưng (phía trên bên phải) và cầu Trương Minh Giảng (phía dưới bên phải)
Khu vực sẫm màu phía bên trái là Trại pháo binh thuộc địa của Pháp
Khu nhà hình cái quạt trong ảnh là cư xá Kiến Ốc Cục
Trường đua Phú Thọ nằm phía dưới “Kiến Ốc Cục”

Được người Pháp xây năm 1932, Phú Thọ từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á mà giới ăn chơi thượng lưu vùng Nam kỳ Lục tỉnh thường xuyên lui tới. Nhưng Từ ngày 31/5/2011, trường đua đã bị đóng cửa theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh trường đua Phú Thọ
Kênh Tàu Hủ và rạch Ụ Cây ở quận 8

Nhìn Sài Gòn xưa ở một góc thật lạ như thế, mới thấy yêu thêm mảnh đất này.

>>> Xem thêm: Ảnh độc về xứ Huế năm 1970: Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất

(Theo Redsvn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *