Những bức ảnh chưa từng công bố về đô thị Hà Nội giai đoạn Pháp thuộc

Những bức ảnh chưa từng công bố về đô thị Hà Nội

Hà Nội giai đoạn Pháp thuộc qua những bức ảnh chưa từng được công bố trước đây cho thấy một đô thị hiện đại được hình thành từ cuối thế kỷ 19. Một thành phố sầm uất bên dòng sông Hồng góp phần tạo dựng một giai đoạn tiếp nối mới trong quá trình phát triển một nền văn minh.

Dấu ấn đậm nét của: “Kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc” tại Hà Nội

Sự có mặt của người Pháp từ 1973-1945 đã để lại cho thủ đô Hà Nội một: “Di sản kiến trúc Pháp thuộc” mang nhiều giá trị to lớn, đặc biệt là các giá trị về mặt thẩm mỹ. Rất nhiều công trình từ khi xây dựng tới nay vẫn khẳng định được vị trí quan trọng đóng góp cho diện mạo của thủ đô.

Rạp chiếu phim đầu tiên của Hà Nội – Cinema Palace, tại phố Nguyễn Xí

Rạp phim đầu tiên của Hà Nội, vốn tên là Palace, đã bị phá hủy năm 2009. Bộ phim đầu tiên được chiếu tại đây có tên là “Thần Cọp” và được trình chiếu vào 8/1920. Phòng chiếu phim này rộng xuyên sang cả phía đường Paul Bert (nay là Tràng Tiền) nổi tiếng đô hội, là nơi sinh hoạt của người Âu và của những người bản xứ giàu có muốn học đòi Tây. Chẳng bao lâu, “Cinéma Palace” trở nên rạp chiếu phim sang trọng nhất Hà Nội trên đường Paul Bert.

Đài phun nước Con Cóc nằm cạnh khách sạn Metropole

Thời Pháp thuộc, vườn hoa Con cóc có tên là quảng trường Chavassieux (square Chavassieux). Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành Diên Hồng.

Cầu Long Biên (1958).

Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 và đến nay cầu đã nhuốm màu của thời gian dù đã được tu sửa nhiều lần. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cầu Long Biên còn được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Trung tâm Thiên Chúa giáo của khu vực xưa kia không ở Hà Nội mà ở Kẻ Sở. Còn ở khu vực cận kề Nhà Thờ Lớn trước đó chỉ có một nhà nguyện nhỏ xây gạch lợp lá, thầy giảng phải từ Kẻ Sở cách đó 20km lên Hà Nội chăn dắt con chiên.

Buôn bán ở chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân vốn có từ trước những năm 1888, ở vị trí cũ là phía nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch. Đến khoảng năm 1889, khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, người Pháp quy hoạch lại và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống tại phường Đồng Xuân (ngày nay), tạo thành chợ Đồng Xuân. Những năm 1890, chợ được người Pháp gọi là Grand Marché nhưng Đồng Xuân vẫn là cái tên phổ biến được người dân thủ đô nhắc đến.

>>> Xem thêm: Tài kinh doanh của phụ nữ Hà Nội xưa: Không học chữ nhưng tính toán cực giỏi, nhà giàu có đều nhờ các bà, các cô

Những hình ảnh về Hà Nội thời Pháp thuộc khác

Được khánh thành vào cùng một năm (1902) và cùng là ý tưởng của viên toàn quyền Đông Dương bấy giờ, nhưng ga Hà Nội thiệt thòi hơn người anh em song sinh cầu Long Biên, vì ít được người đời để mắt tới. Người ta ít biết về vị trí quan trọng, về mặt lịch sử, văn hóa của một nhà ga hơn trăm tuổi trong lòng thủ đô. Ban đầu ga có tên là ga Hàng Cỏ, đến năm 1976 đổi thành ga Hà Nội.

Ga Hà Nội xưa

Từ đây, các tuyến đường sắt lần lượt được hình thành, nối thủ đô Hà Nội với mọi miền của đất nước. Ban đầu là tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn rồi Hà Nội – Hải Phòng (1903), Hà Nội – Lào Cai (1905). Hơn ba chục năm sau, con đường sắt xuyên Việt được hình thành vào năm 1936.

Khu Đấu Xảo nay là Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt-Xô năm 1923

Đấu Xảo là khu triển lãm – hội chợ cũ của Hà Nội, do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế. Hình được chụp vào một ngày lễ đánh dấu khai mạc hội chợ. Hội chợ được khánh thành ngày 16 tháng 11 năm 1902. Trong Thế chiến lần thứ 2, tòa nhà bị bom Mỹ phá hủy. Di tích còn lại là hai bức tượng sư tử bằng đồng nay đặt tại rạp xiếc Hà Nội trong khu vực công viên Thống Nhất.

Cổng vào khu Đấu Xảo
Bách hóa tổng hợp (có dòng chữ Grands Magasins Réunis trên cao, nay là Tràng Tiền Plaza)
Vườn hoa Canh nông, nay là công viên Lê Nin trên đường Trần Phú.
Những ngôi nhà cổ đã dần bị Âu hóa
Phố Hàng Đường (rue du Sucre) những năm cuối 40 đầu 50, đã rõ nét kiến trúc mặt tiền giai đoạn Pháp thuộc.
Phố Hàng Gai với những thay đổi liên tục về phông cách kiến trúc khi những người ở đây kinh doanh tốt nên có tiền để xây mới, sang sửa.

Hà Nội những năm ở thế kỷ 19 hiện lên với hình ảnh kiến trúc Pháp thuộc có những nét đẹp riêng mà ai mỗi khi xem lại đều cảm thấy bồi hồi xúc động về một thời đã qua. Qua những hình ảnh xưa cũ trên ta có thể thấy một Hà Nội đã là một thành phố cực kỳ phát triển và sầm uất. Tuy rằng nhiều công trình đã không còn nhưng những câu chuyện và hình ảnh của chúng đã sống trong người dân Hà Thành một thời.

Theo: Hình ảnh Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *