Miền Nam Việt Nam 1971: Khác lạ với hình ảnh xích lô máy, căn cứ Mỹ bị ngập lụt

mien-nam-viet-nam-1971

Miền Nam Việt Nam năm 1971 qua ống kính của cựu binh Mỹ vẫn sang trọng, nhộn nhịp và thu hút ánh nhìn đến lạ.

Những cung đường quen thuộc

Đường phố Sài Gòn xưa rộng thênh thang thoải mái cho các hàng dài xe hơi chạy mà không sợ ùn tắc giao thông, có lẽ thời đó cũng không tồn tại khái niệm cảnh sát giao thông để đứng phân luồng và bắt phạt như bây giờ.

Đại lộ Nguyễn Huệ

Đại lộ Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất của Sài Gòn với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán nhộn nhịp. Đường nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này.

Đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi

Đường Tự Do cũng là một trong những con đường sầm uất nhất Sài Gòn vì tập trung các cửa hiệu sang trọng, các khách sạn, trung tâm mua sắm. Con đường này còn lưu lại một vài nét cổ xưa và riêng biệt của một đô thị ở Đông Nam Á. Lúc này đường phố đã có các tòa nhà tầng san sát nhau.

Một góc khác ở đường Tự Do
Một chiếc xích lô máy chạy qua một nhà máy trên đường Hai Bà Trưng

Cùng với xe taxi con cóc thì xích lô máy đã trở thành một phần ký ức tươi đẹp của những người đã từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975. Một điều đặc biệt là Sài Gòn là thành phố duy nhất trên thế giới có sự hiện diện của xích lô máy từ cuối thập niên 1940 đến thập niên 1970.

Nhà máy ở ảnh trên là của hãng BGI, chủ nhân của thương hiệu bia 33 nổi tiếng miền Nam trước 1975.

Đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) nhìn qua cửa kính ô tô

Đường Công Lý là một trong những con đường quan trọng nhất của Sài Gòn trước và sau năm 1975, vì là con đường trục xuyên Sài Gòn dẫn từ trung tâm thành đô ra sân bay Tân Sơn Nhất. Sau năm 1975, đường Công Lý đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Cổng thánh đường Jamia Al-Musulman ở đường Thái Lập Thành, nay là đường Đông Du

Thánh đường H.ồi gi.áo Jamia Al-Musulman, thường gọi là đền H.ồi gi.áo, xây từ năm 1935, do cộng đồng H.ồi gi.áo đến từ Nam Ấn Độ đóng góp tiền xây dựng để phục vụ nhu cầu tâm linh của tín đồ ở Sài Gòn. Công trình có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn H.ồi gi.áo vùng Nam Á, với bốn tháp cao ở bốn góc

Một phụ nữ Việt đánh giày
Trong một xưởng mộc
Đường phố ở Bình Dương

Xe ngựa trở thành phương tiện giao thông phổ biến ở miền Nam từ thế kỷ 19, khi người Pháp nhập những chiếc xe ngựa bốn bánh có mái che, thường gọi là Malabar để phục vụ nhu cầu đi lại. Đây là loại phương tiện đi lại bình dân mà hầu hết cư dân thời ấy có thể sử dụng.

Cho đến thập niên 1970, xe ngựa vẫn được sử dụng ở Sài Gòn, nhưng không còn thịnh hành như trước do sự phố biển của taxi, xe lam, xích lô máy.

Căn cứ của Mỹ bị ngập lụt
Những ngôi nhà ven sông Sài Gòn
Xóm làng nằm bên bờ sông
Một diện tích rừng rộng lớn ở miền Nam Việt Nam bị quân Mỹ đốt trụi

Sân bay Tân Sơn Nhất

Trước 1975, Tân Sơn Nhất không chỉ là một sân bay dân sự lớn của khu vực mà còn là một căn cứ qu.ân s.ự khổng lồ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Trong nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất
Hành khách chuẩn bị lên máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất nhìn từ trên cao

Những năm 1970, Tân Sơn Nhất có nhiều chuyến bay nhất Đông Nam Á, quỹ đất để mở rộng sân bay đến 3.600 ha, gấp 3 lần sân bay Changi của Singapore. Cứ trung bình mỗi phút có một máy bay cất hay hạ cánh ở Tân Sơn Nhất. Những lúc cao điểm khoảng cách này chỉ vỏn vẹn 30 giây.

Sân bay Tân Sơn Nhất nhìn từ cửa kính của máy bay chở khách
Khu đỗ máy bay trực thăng ở sân bay Tân Sơn Nhất, gần đường Cộng Hòa (nay là đường Nguyễn Văn Cừ)

Trải qua nhiều thập kỉ, vẻ đẹp của Sài Gòn xưa vẫn còn đó, vẫn gây thương nhớ như thế, chỉ là hiển hiện theo cách này hay cách khác mà thôi.

>>> Xem thêm: Ảnh độc về xứ Huế năm 1970: Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất

(Theo Redsvn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *