Loạt ảnh khó quên về cuộc sống ở Huế năm 1970: Nữ sinh trên xe Honda, xóm ổ chuột bên sông

Loạt ảnh khó quên về cuộc sống ở Huế năm 1970

Huế là thành phố bình yên và đáng sống. Đây là nơi sinh ra rất nhiều tài sản văn hóa vô giá. Huế những năm cuối thế kỉ 20 khác với hiện nay như thế nào? Cùng hoài niệm về thành phố xinh đẹp này qua chùm ảnh dưới đây.

Thừa Thiên Huế – Tài sản văn hóa vô giá của Việt Nam

Vùng Huế thuở xưa được gọi là Thuận Hoá. Vùng đất này đã tham gia vào lịch sử Việt Nam từ lâu và vào thế kỉ XVIII, đây chính là là thủ phủ của chúa Nguyễn, là kinh đô của nhà Tây Sơn. Sang thế kỷ XIX thành kinh đô nhà Nguyễn thì Huế dần xác lập lại vị trí là trung tâm văn hoá của nước ta.

Theo các tư liệu lịch sử, Thừa Thiên Huế (Cố đô Huế khi xưa) đã từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Phú Xuân (Huế) từ đầu thế kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Cố đô Huế một tài sản văn hóa vô giá.

Huế vào những năm cuối thế kỉ XX

Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).

Thừa Thiên Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thừa Thiên Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

>>> Xem thêm: Bí ẩn cung cấm Việt Nam: Thứ nghi lễ khiến các cung phi không thể khỏi bệnh mà m.ấ.t sớm

Loạt ảnh khó quên về cuộc sống ở Huế năm 1970

Vùng đất Huế là lợi địa của một thế kỷ rưỡi vương triều và như vậy đã xây đắp những giá trị tập truyền, hình thành những nếp gấp trong suy nghĩ, đời sống, phong cách ăn và mặc, nói năng, ứng xử…
Các vương tôn công tử, do giáo dục trong hoàng tộc hoặc từ trong gia đình, thể hiện một phong cách sống lắm lúc không thật sự tự nhiên mà phải luôn giữ kẽ, nhất là khi ra mắt công chúng, phải giữ một vẻ bề ngoài phần nào xa cách, hay cao cách, tối thiểu là kín đáo, ung dung, không bộc trực, bộc phát, và ngay cả đến thời thất thế, sa cơ vẫn “giấy rách phải giữ lấy lề”.

Huế đời thường mộc mạc và giản dị vào những năm 1970

Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người dân một phong cách mà người ta nương tình gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang mơ hồ nào đó, nhưng cái đài các này không khu biệt trong vòng hoàng thành mà còn lan tỏa trong dân gian. Từ cái đài các ấy còn rẽ riêng một nét tinh mà người tại chỗ gọi là tính “đài đệ”, có nghĩa là một sự giữ kẽ, giữ ý, và luôn cả một tính cách mà người ta gọi là “đế đô”.

Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế, chủ yếu là nhờ Huế còn bảo lưu được một di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) bề thế và có cội nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, đã được tích tụ, bồi đắp và phát triển từ một vùng đất vốn là kinh đô, có sự kết hợp hài hòa giữa cái chung của cả nước và cái riêng của một vùng đất, giữa dân tộc và bản địa, giữa truyền thống và hiện đại. Trải qua thời gian và sự vận động không ngừng của cuộc sống, các yếu tố ấy luôn luôn được chắt lọc, bổ sung và lắng lại thành những tinh hoa làm nên bản sắc văn hóa Huế, đó chính là phần cốt lõi nhất của truyền thống văn hóa Huế cần phải được trân trọng, gìn giữ và phát huy.

Nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến màu tím mộng mơ đầy êm dịu, những tà áo dài trắng nên thơ và giọng nói rất ư là Huế. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi xứ Huế năm 1970 trông như thế nào chưa? Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn trải nghiệm một Huế rất xưa và rất cũ:

Nữ sinh ngồi trò chuyện bên bờ sông Hương
Nhịp sống hàng ngày trên cầu Trường Tiền
Thiếu nữ Huế luôn dịu dàng với tà áo dài
Xóm ổ chuột bên sông những năm 1970
Thiếu nữ Huế chạy xe Honda

Cái ngọt ngào và dịu êm của xứ Huế vẫn được gìn giữ và truyền tải từ đời này sang đời khác. Bằng chứng là cho đến bây giờ, Huế càng lúc càng đẹp, càng ngày càng thơ.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *