Cố đô Huế cuối thập niên 1920: Bất ngờ với hình ảnh chợ Đông Ba, lăng Minh Mạng

co-do-hue-cuoi-thap-nien-1920

Những biểu tượng của đất cố đô luôn khiến người ta phải thổn thức.

Lăng Minh Mạng – Nét đẹp cổ xưa, mang đậm bản sắc Nho giáo

Lăng Minh Mạng hình thành trên đỉnh núi giống như sự kiên định của dân tộc đất nước. Không chỉ sở hữu một vẻ đẹp hài hòa cùng thiên nhiên mà lăng Minh Mạng còn có một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc. Về phong thủy, hình dáng của lăng m.ộ như một cơ thể con người có đầu gối lên núi Kim Phụng. Phần chân thì được hướng ra ngã ba sông ở trước mặt. Hồ Trừng Minh bị chia thành hai phần như đôi cánh tay của nhà vua đang buông xuôi thư giãn.

Để xây dựng được Lăng Minh Mạng như ngày nay, quần thần trong triều đã phải bỏ ra 14 năm tìm, kiếm nghiên cứu địa hình. Cuối cùng, lựa chọn núi Cẩm Khê để làm địa điểm xây dựng. Núi Cẩm Khê hội tụ đầy đủ các yếu tố về phong thủy như là có nước, có núi, có cây xanh. Sau đó, vua Minh Mạng liền đổi tên thành núi Hiểu Sơn, còn lăng của mình có tên là Hiểu Lăng.

Nhà bia của lăng vua Minh Mạng.

Quá trình xây dựng Hiếu Lăng diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của chính nhà vua. Vốn dĩ là một người cẩn thận, cùng với ý nghĩa công trình to lớn nên mọi thiết kế, báo cáo về công trình đều phải thông qua sự phê duyệt của nhà vua mới được thi công.

Từ sân lăng vua Gia Long nhìn về núi Đại Thiên Thọ.

Vào tháng 4 năm 1840, công trình bắt đầu được tiến hành bằng việc đào hồ để xây lăng. Tuy nhiên, do hiệu quả công việc không đạt được như ý muốn nên rất nhiều quần thần lúc bấy giờ bị giáng chức.

Một điều rất đáng tiếc, Vua Minh Mạng đã bị bệnh và băng hà khi lăng m.ộ của mình vẫn còn đang dang dở. Tháng 2 năm 1841, vua Thiệu Trị nối tiếp ngôi, tiếp tục hoàn thành công trình lăng thỏa mãn nguyện vọng của vua Minh Mạng. Năm 1841, quan tài của vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu thành. Kéo dài đến năm 1843, lăng mới hoàn thiện theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.

Hồ nước ở lăng Minh Mạng.

Lăng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ… được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau m.ộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm.

>>> Xem thêm: Chuyện ăn uống của các vua nhà Nguyễn: Nồi dùng xong là đập bỏ, cần mấy chục người mới hoàn thiện được bữa ăn

Chợ Đông Ba – Hồn xưa đất cổ

Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (cửa Ðông Ba theo cách gọi dân gian) dưới thời Gia Long có một chợ lớn mang tên “Quy Giả thị” (Chợ cho những người trở về). Tên chợ đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Theo sử sách, sau khi chợ Quy Giả bị đốt sạch, vua Đồng Khánh cho xây dựng chợ Đông Ba năm 1877.

Chợ Đông Ba với tháp chuông ở trung tâm.

Đến 1899 vua Thành Thái cho xây dựng lại tại vị trí như hiện nay, lấy tên cũ là Đông Ba, đánh dấu bước phát trển mới của chợ. Năm 1967 chính quyền Sài Gòn cho phá chợ cũ và dựng lại theo kiến trúc nhưng thi công dở dang thì dừng lại. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được nâng cấp cải tạo lại với quy mô như hiện nay. Chợ ban đầu có tên là “Đông Hoa” do gần cửa Chánh Đông, tuy nhiên do kiêng húy bà Hồ Thị Hoa – mẹ vua Thiệu Trị nên Đông Hoa đổi tên thành một âm có cùng chữ viết là “Đông Ba”.

Trải qua hơn 100 năm, chợ vẫn tồn tại gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Không chỉ là nơi bán buôn huyên náo, chợ còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của người dân đất Cố đô.

Một góc chợ Đông Ba.

Trải qua hàng trăm năm với sự thách thức của lịch sử và thời đại, chợ Đông Ba vẫn đứng vẹn nguyên bên dòng sông Hương hữu tình. Ở thời kỳ hội nhập và phát triển, những siêu thị, trung tâm mua sắm sang trọng tiện ích dày đặc khắp các nẻo đường. Thế nhưng, chợ Đông Ba vẫn mặc định một vị trí rất riêng trong tâm khảm của mỗi người con xứ Huế mà chẳng một một nếp sống tiện nghi nào thay thế được. Dì Trinh – người gắn bó với gian hàng bán đặc sẳn Huế chia sẻ: “Dì bán ở đây được 26 năm rồi. Chợ tuy có thay đổi so với ngày xưa nhưng vẫn giữ được nét hoài cổ, cho nên ai đến chợ Đông Ba cũng thích vì cái nét cổ xưa. Bởi vậy họ nói đến Huế là phải đến chợ Đông Ba”.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *