Số phận buồn của 3 thương xá nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa: TAX, Eden và Crystal Palace

3 thương xá nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của của con người cao hơn thì những thương xá cũ cũng đành phải chung một kết cục buồn đó là đóng cửa.

Thương xá TAX, Thương xá Eden, Thương xá Crystal Palace, là những địa điểm gợi lại cho người dân Sài Gòn ngày xưa về những kỷ niệm của một thời đã qua. Nhưng đến bây giờ những cái tên này chỉ còn trong ký ức của người Sài Gòn xưa vì chúng đã bị ph.á d.ỡ để xây dựng công trình phục vụ cho đời sống cư dân hiện đại, hoặc bị thi.êu rụ.i bởi trận hỏ.a ho.ạn.

Thương xã TAX – địa điểm của tầng lớp thượng lưu cũ

Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville). Năm 1914 công ty Société Coloniale des Grands Magasins mở Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) đến năm 1924 thì khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương. Ngày 27 Tháng 11, 1924 khi tiệm bách hóa khai trương là một sự kiện nhộn nhịp đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin rộng rãi.

Thương xá TAX những ngày mới xây xong

Thời điểm mới thành lập, nơi đây là địa điểm mua sắm các mặt hàng sang trọng được nhập khẩu từ Anh, Pháp và các nước phương Tây xa xỉ nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ Lục tỉnh Nam kỳ.

Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, tòa nhà GMC được Hội Mậu dịch đổi tên thành Thương xá TAX, mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê vị trí buôn bán. Vào thời kỳ này, việc mua bán vẫn rất nhộn nhịp, đồng thời các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào Việt Nam.

Thương xá TAX lúc còn mang tên là CMG

Sang thời Việt Nam Cộng hòa, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX, với địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963, chính quyền mới tịch thu thương xá này vì cho rằng nó liên quan đến Dòng họ Ngô. Khu thương xá từ đó không còn thuộc một công ty mà do thương nhân mướn lại làm nơi buôn bán.

Góc nhìn từ trên cao cho thấy mặt tiền rất thuận lợi

Giai đoạn 1980 – 1990, trên cơ sở sáp nhập Cửa hàng Phục vụ thiếu nhi và các quầy hàng chuyên doanh trong tòa nhà trước đó, tòa nhà lại được chuyển đổi thành cửa hàng bách hóa tổng hợp do Sở Thương nghiệp TP.HCM (nay là Sở Công Thương) quản lý. Đây là một trong những cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, tòa nhà trở thành một trung tâm giao dịch thực sự, hàng hóa vô cùng phong phú, từ may mặc, mỹ nghệ đến những mặt hàng xa xỉ đều xuất hiện. Việc giao thương với người Nga rất được chú trọng nên thời kỳ này tòa nhà còn có một tên gọi khác là “chợ Nga”. Từ năm 1997, thương xá được giao cho Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý, lấy tên “Công ty bán lẻ tổng hợp Sài Gòn”. Cũng thời điểm nay, trên giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi bắt đầu xuất hiện nhiều nhà cao tầng hiện đại.

Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1967, bên phải là Thương xá TAX

Năm 1998 tên Thương xá TAX được phục hồi, nhưng vào năm 2014 thì có lệnh giải tán Thương xá TAX với kế hoạch ph.á tòa nhà này đi để xây một cao ốc 40 tầng ở địa điểm trung tâm này. Ngày 12 tháng 10 năm 2016, quá trình đậ.p b.ỏ khu Thương xá được bắt đầu tiến hành.

Đối với nhiều người, khu Thương xá trên 130 tuổi này không chỉ đẹp bởi khối kiến trúc mang đậm văn hóa Pháp với thảm gạch mosaic ngay tiền sảnh và các cầu thang có gắn phù điêu gà trống, mà ở đó họ còn lưu giữa nhiều kỷ niệm đã gắn tuổi thơ, cuộc sống của mình.

>>> Xem thêm: Little Saigon: Chá.y lớn ở Thương xá Phước Lộc Thọ

Thương xá Eden – Khu tứ giác

Khu tứ giác Eden với năm tầng lầu ở trung tâm quận 1 được xây dựng khoảng năm 1955, được giới hạn bởi bốn con đường sang trọng nhất Sài Gòn thuở ấy: Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn và Tự Do.

Cư dân ở bốn tầng trên, tầng trệt là các cửa hàng quay ra bốn mặt phố. Rạp xi-nê Eden rộng thênh thang ở trung tâm khu tứ giác được lấy làm tên chung cả khu. Dãy hành lang ngang dọc trong thương xá cũng mang tên Passage Eden. Dọc hai bên hành lang vào rạp xi-nê từ cửa chính phía đường Tự Do và từ cửa phía đường Lê Lợi là các cửa hàng hạng sang của thương xá Eden, chủ yếu bán quần áo thời trang, giày dép, đồ da cao cấp…

Thương xá Eden khi mới xây dựng xong, dành cho những người thượng lưu

Đường Tự Do đoạn ngang qua khu tứ giác Eden có hai nhà hàng Pháp nổi tiếng. Đó là quán La Pagode nằm ngay ngã tư Tự Do – Lê Thánh Tôn và quán Givral ở góc Tự Do – Lê Lợi. Tiếng là nhà hàng nhưng khách ăn thì ít, chủ yếu là cà phê mang phong cách Pháp – thuộc loại sang trọng nhất nhì Sài Gòn bấy giờ. Givral còn là hiệu bánh Pháp nổi tiếng nên khách thường vừa uống cà phê vừa nhâm nhi patéchaux, croisans.

Mặt tiền thoáng đãng, thận lợi

Quán La Pagode – được các văn nghệ sĩ gọi nôm na là quán “Cái Chùa” – dịch từ La Pagode – là điểm hẹn của những tên tuổi lừng lẫy trong giới văn nghệ bấy giờ như kịch tác gia Vũ Khắc Khoan; nhà văn Mai Thảo, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn; nhà thơ Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền… Họ đến đây chủ yếu trò chuyện văn chương, hoặc có khi ngồi một mình nhâm nhi ly cà phê hay kêu chai bia 33 ngồi ngó mông lung ra đường, hoặc nhìn xéo qua ngã tư về phía nhà thờ Đức Bà là những vòm cổ thụ cao vút của Công viên Chi Lăng chênh chếch như một ngọn đồi. Mấy năm trước, những cổ thụ trong Công viên Chi Lăng đã bị chặt bỏ, công viên trở thành một khoảnh sân của trung tâm thương mại Vincom.

Eden Mall là địa chỉ thể hiện được sự phát triển và giàu có của Sài Gòn xưa

Rạp Eden tuy cửa chính hướng ra đường Tự Do nhưng vẫn có hành lang ăn thông qua Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Các panô lớn giới thiệu phim đặt quay ra phía đường Nguyễn Huệ, thu hút người xem, cạnh tranh với rạp Rex hiện đại, sang trọng đối diện bên kia đường. Dù rạp Eden với tầng lầu rộng thênh thang ba bậc nhưng ghế đã cũ sờn, lại ít chiếu phim mới, chiếu thường trực nên khán giả của Eden chủ yếu sinh viên, viên chức trung lưu và nhất là các cặp tình nhân thường kéo nhau lên lầu bậc cao nhất để tâm sự! Hai rạp này sau năm 1975 vẫn tiếp tục chiếu phim mười mấy năm nữa mới “hoàn thành nhiệm vụ” rồi chuyển đổi công năng.

Eden sau năm 1975

Năm 2012, Thương Xá Eden bị đậ.p b.ỏ sau nhiều tranh cãi. Tại đây, người ta dựng nên tòa nhà Union square hoành tráng. Ở Shopping center này, cả tầng cao lẫn tầng hầm có nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng cao cấp nổi tiếng thế giới. Song những thương hiệu đó không thể thay thế được những tên tuổi văn hóa Sài Gòn bất hủ, từng hiện diện nơi này hơn 60 năm như cà phê Givral, cà phê La Pagode, nhà sách Xuân Thu, rạp hát Eden…

Crystal Palace – Thương xá Tam Đa (ITC Sài Gòn)

Crystal Palace khác với những khu thương mại trước đó bởi nơi đây không chỉ buôn bán mỹ phẩm, hàng thời trang cao cấp mà còn là nơi những người yêu văn, yêu nhạc đến để gặp mặt những thần tượng của mình.

Thương xá Tam Đa có sáu tầng lầu với tổng diện tích 6.500m², được xây dựng vào năm 1968, có tên là Crystal Palace. Đây là một khu thương mại đắc địa, tọa lạc trên khu đất được bao bọc bởi các trục đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực và Lê Thánh Tôn tại quận 1. Khu thương mại này được thiết kế bởi kiến trúc sư tài năng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam là Ngô Viết Thụ.

Nơi đây, những cuộn băng nhạc trẻ nước ngoài, Việt được chàng ca sĩ Jo thực hiện bằng những kỹ thuật hiện đại nhất lúc đó. Những người không tiền, chỉ dư sức khỏe rảo bước vào Crystal Palace vẫn có thể thơ thẩn ngắm nhìn những quầy sách, những cuộn băng nhạc mà không chút áy náy về thành phần xuất thân dân nghèo thành thị của mình.

Trung tâm thương mại Crystal Palace đang trong quá trình xây dựng

Khu vực lầu một là quầy bán sách của một nhà văn có tiếng thời ấy. Bên cạnh đó là quầy bán băng nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương. Mỗi khi có dịp ra băng mới người ta thấy có mặt ông và cả người vợ xinh đẹp là cô phát ngôn viên truyền hình Như Hảo. Lên lầu hai, dân mê nhạc trẻ sẽ không bỏ qua phòng thu băng hiện đại của Jomarcel phối hợp cùng kịch sĩ Nguyễn Long.

Sau năm 1975, nơi này được giao cho ông Charles Đức làm Intershop (vệ tinh của Imexco) – một cơ quan quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu và kiều hối. Sau một thời gian, khu vực Intershop được giao lại cho Công ty Cosevina. Do công ty này làm ăn không hiệu quả nên Intershop bị giải thể vào năm 1991. Thương xá được sửa chữa vào năm 1985, vừa được sử dụng làm toà nhà văn phòng với 59 phòng cho thuê, vừa như một trung tâm mua sắm với 172 quầy mua bán vàng bạc đá quý. Ngoài ra tòa nhà còn có một vũ trường tên Blue, sân trượt băng và nhà hàng, căng tin.

Nhìn bên ngoài thương xá Tam Đa

Đây có thể coi là niềm tự hào của kinh tế TP.HCM lúc bây giờ, 1 khu trung tâm thương mại rộng lớn với thiết kế đẹp mắt và hiện đại. Nơi đây gần như lúc nào cũng đông đúc bất kể ngày hay đêm.

Thế rồi vào buổi chiều thứ Ba, ngày 29 tháng 10 năm 2002, khoảng 13h30′, người ta thấy kh.ói đen mù mịt bao phủ xung quanh. Khu vực tầng 2 và tầng 3 rực lửa, các tầng 4 – 5 -6 bị bao bọc bởi kh.ói đen kịt, các cột kh.ói cũng phát triển dần cao đến hàng trăm mét.

Người dân có quanh khu vực đó đều khẳng định đám ch.áy bắt nguồn từ tầng 2, cũng chính là tầng vũ trường Blue tọa lạc, đám ch.áy phát triển nhanh đến chóng mắt và lan ra khắp toàn bộ tòa nhà. Khung cảnh ki.nh ho.àng đó khiến những người dân sống trong khu vực đường Lê Thánh Tôn và Lê Lợi phải vội vã di dời đồ đạc và người thân ra khỏi nhà đến tìm đến nơi an toàn.

Vụ ch.áy ki.nh ho.àng đã thi.êu r.ụi thương xá Tam Đa

Nguyên nhân dẫn đến h.ỏa ho.ạn chiều 29/10/2002 là khi hàn các bulong định vị trên trần, thợ hàn để vảy xỉ nhiệt độ khoảng 1.700 độ C bắn vào xốp cách âm (có thể bắt cháy từ nhiệt độ 300 độ C) gây ch.áy lan nhanh và ch.áy lớn. Sau khi đám chá.y lan rộng, thợ hàn không kiểm soát được đám ch.áy, đã đóng cửa phòng xảy ra ch.áy và để mặc cho đám ch.áy tiếp tục phát triển.

Thời cuộc thay đổi, những Thương xá gắn liền với nền văn hóa Sài Gòn trước năm 1975 này đều có chung một kết cuộc buồn là đã không còn tồn tại. Thế hệ sau chỉ còn có thể nhìn thấy các Thương xá mang kiến trúc độc đáo này qua hình ảnh ngày xưa mà thôi.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *