Chùm ảnh hiếm về lớp học thời bao cấp: Tạm bợ, nghèo khổ mà sản sinh bao nhân tài

chum-anh-hiem-ve-lop-hoc-thoi-bao-cap

Thời gian có lẽ đã dần xóa nhòa đi ký ức về sự thiếu thốn, nghèo khó xưa kia. Nhưng không thể phủ nhận chính những khó khăn đó đã tạo ra thật nhiều nhân tài cho đất nước.

Trong thời gian chiến tranh phá hoại miền Bắc, những lớp học phải đi sơ tán và được tổ chức trong những điều kiện hết sức khó khăn.

Thời kỳ mở màn “chiến dịch” giáo dục…

Điểm nổi bật trong thời kỳ này là phát triển giáo dục phổ thông đại trà đến tận các cụm dân cư thôn, làng; mỗi xã, phường đều có trường phổ thông cấp I hoặc trường phổ thông cấp I-II, kể cả giáo dục mầm non; tập trung cho công tác bổ túc văn hóa và xóa mù chữ trong độ tuổi; mỗi huyện, thị xã có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở; ở tỉnh có trường bổ túc công nông dạy văn hóa cho đối tượng cán bộ cấp huyện, các ngành của tỉnh.

Những giáo viên dạy tiểu học thường học hệ 7+3 hay 10+3 và rất nhiều người là lính chiến xuất ngũ chuyển sang làm giáo viên.
Thường những địa điểm như chùa chiền, nhà văn hóa, ủy ban… ở những vùng sơ tán đều được trưng dụng để tổ chức lớp học.

>>> Xem thêm: Vì sao phi tần ngày xưa sống sung sướng nhưng khó sinh con?

Đội ngũ cán bộ, giáo viên được tăng cường từ miền Bắc vào; một phần được đào tạo không chính quy tại địa phương, chủ yếu là giáo viên cấp I và cấp II; thậm chí có một số huyện còn mở lớp sư phạm ngắn ngày và tuyển chọn những thanh niên mới có trình độ hết cấp II (với người Kinh) và hết cấp I với người dân tộc thiểu số địa phương để đào tạo giáo viên cắm làng.

Những lớp học trong điều kiện thiếu thốn như thế này không thể ngăn cản được con đường đến với con chữ của thế hệ cha anh chúng ta.

Các mô hình giáo dục đặc thù được áp dụng

Với một tỉnh miền núi, mô hình giáo dục bán trú và nội trú cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh. Nhiều xã còn tổ chức cho các làng phân công nhau nuôi thầy – cô giáo bằng cách cung cấp gạo, rau hàng tháng để giáo viên an tâm bám trụ dạy dỗ con em mình (mặc dù giáo viên được Nhà nước trả lương hàng tháng).

Một lớp học mẫu giáo làng trong những năm đầu của công cuộc đổi mới.

Nhìn chung mỗi trường có tổ chức bán trú cho học sinh ở các xã đều có cách làm khác nhau, nhưng chung quy là dân nuôi dưới nhiều hình thức, nhà trường cùng góp phần tổ chức cho các em ăn ở bán trú và quản lý các em học tập trên lớp và ngoài giờ; phân công học sinh lao động tự phục vụ, đồng thời tham gia trồng trọt, chăn nuôi tự cải thiện đời sống tập thể.

Những lớp học thời bao cấp dù thiếu thốn và trông rất tạm bợ nhưng cũng từng là nơi đào tạo ra rất nhiều nhân tài.

Nhờ cách áp dụng phổ biến mô hình bán trú này mà trong thời kỳ khó khăn nhất, nhiều địa phương có số học sinh dân tộc thiểu số bỏ học đồng loạt cao thì ở Đak Tô vẫn duy trì sĩ số học sinh ổn định suốt cả năm học, kể cả những vùng sâu, vùng xa.

Việc đi học trong thời bao cấp được miễn phí hoàn toàn ngay từ cấp “i-tờ”(cấp 1) cho đến các cấp cao hơn.

Bước vào thời kỳ đổi mới (1986), sự nghiệp giáo dục chuyển sang giai đoạn cải cách sâu rộng, mô hình vừa học vừa làm không còn phù hợp nữa nên lần lượt được giải thể, kết thúc một giai đoạn lịch sử đầy ấn tượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *