Diện mạo lạ của “Thị xã Phan Thiết” thập niên 1960: Tháp nước “ai cũng biết”, xưởng mắm sông Cà Ty

Diện mạo lạ của “Thị xã Phan Thiết” thập niên 1960 qua bộ ảnh dưới đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng vị sự thay đổi mạnh mẽ qua nhiều năm qua.

Đôi nét giới thiệu về Phan Thiết

Phan Thiết là một thành phố ven biển và là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Nguồn gốc tên gọi Phan Thiết hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất. Có 3 giả thiết phổ biến nhất như sau: Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Lâu dần, âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.

Phan Thiết là một thành phố ven biển và là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận, Việt Nam

Giả thiết thứ 2 là người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó, như là Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), và Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là “Tam Phan” ở vùng Nam Trung Bộ hiện nay. Và giả thiết cuối cùng là, Hoàng tử đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV tên là Po Thit, được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.

Dù tên gọi Phan Thiết đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17, nhưng phạm vi lãnh thổ này không thực sự rõ ràng
Con người Phan Thiết thật thà, chân chất

Dù tên gọi Phan Thiết đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17, nhưng phạm vi lãnh thổ này không thực sự rõ ràng, chưa xác định ranh giới, nên cũng không được công nhận chính thức là đơn vị hành chính. Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã Phan Thiết, trở thành tỉnh lỵ của Bình Thuận, cùng ngày thành lập với hầu hết các thị xã khác ở miền Trung là Huế, Hội An, Qui Nhơn, Thanh Hoá, Vinh. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó, kể cả khi Bình Thuậnsáp nhập vào tỉnh Bình Tuy và Ninh Thuận để trở thành tỉnh Thuận Hải sau năm 1975, hoặc là khi đã tách ra lại như hiện nay.

>>> Xem thêm: Lặng ngắm vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam qua các bức tranh cổ

Ngắm nhìn diện mạo Phan Thiết thập niên 1960

Chảy ngang qua thị xã Phan Thiết là con sông Cà Ty, nhiều người Phan Thiết gọi đây là sông “Kỳ Ta”, vì vì lưu lượng nước chảy qua một con sông là nước ngọt, nhưng nước chảy qua sông Cà Ty là nước lợ, đôi lúc là nước mặn. Những ai đã từng đặt chân đến thành phố Phan Thiết, có lẽ sẽ khó có thể quên được hình ảnh một dòng sông êm đềm chảy uốn lượn giữa lòng thành phố nhộn nhịp này.

Chợ cá trên sông Cà Ty
Dọc con sông Cà Ty
Nhiều người Phan Thiết gọi đây là sông “Kỳ Ta”,
Lưu lượng nước chảy qua một con sông là nước ngọt, nhưng nước chảy qua sông Cà Ty là nước lợ, đôi lúc là nước mặn
Thuyền bè tấp nập trên sông
Những ngôi nhà trên sông Cà Ty
Vẻ đẹp dòng sông Cà Ty mang một nét rất riêng
Dòng sông Cà Ty như một bản tình ca nhẹ nhàng, trầm lắng

Dòng sông Cà Ty như một bản tình ca nhẹ nhàng, trầm lắng, gắn bó biết bao kỉ niệm đối với người dân nơi đây. Ngày nay dòng sông này đã trở thành một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách mỗi khi đến du lịch Phan Thiết bởi sự trong lành, hiền hòa và vẻ đẹp dịu dàng của nó. Khác với những dòng sông khác ở Phan Thiết, vẻ đẹp dòng sông Cà Ty chẳng những mang một nét rất riêng mà quanh năm không ít thì nhiều vẫn ngập nước, không cạn vào mùa nước rút và đầy vào mùa nước lên như những con sông khác.

Dưới đây là tháp nước mà bất kỳ người Phan Thiết nào cũng biết tới, từ lâu đã trở thành biểu tượng của phố biển này. Tháp nước này được mệnh danh là đẹp và độc đáo nhất Việt Nam, được xây dựng theo kiến trúc phương Đông, do hoàng thân Suphanouvong thiết kế và xây dựng vào thập niên 1930, khi ông bị toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm làm công chức Sở Công chánh An Nam Trung Kỳ.

Tháp nước mà bất kỳ người Phan Thiết nào cũng biết tới
Tháp nước này được mệnh danh là đẹp và độc đáo nhất Việt Nam
Tháp nước từ lâu đã trở thành biểu tượng của phố biển này
Tháp nước được xây dựng theo kiến trúc phương Đông
Tháp nước do hoàng thân Suphanouvong thiết kế

Ông là kiến trúc sư trưởng tại đây, và cũng là kỹ sư cầu đường đầu tiên của Đông Dương. Khi làm việc tại Nha Trang, ông lấy vợ là một trí thức người Việt Nam. Hoàng thân Suphanouvong sau này trở thành chủ tịch đầu tiên của nước CHDCND Lào, từ năm 1975 đến 1991.

Trường trung học tư thục Tiến Đức trên đường Trần Hưng Đạo
Đường Trần Hưng Đạo đi xuyên thị xã

Trường trung học tư thục Tiến Đức trên đường Trần Hưng Đạo. Đây từng là cơ sở của trường Phan Bội Châu, là trường trung học đầu tiên của Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận. Sau khi trường Phan Bội Châu dời về đường Nguyễn Hoàng (nay là Lê Hồng Phong) thì cơ sở này trở thành trường Tiến Đức.

Theo Ewiki, nhacxua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *