Chợ sách Sài Gòn xưa – một góc của thị thành sôi động

Chợ sách Sài Gòn xưa - một góc của thị thành sôi động

Một thời, Sài Gòn có chợ sách cũ nổi danh trên đường Đặng Thị Nhu. Đây là nơi tập trung của những người “đ.ói sách”, ở đó bán đủ mọi mặt hàng, từ sách mới đến sách cũ, từ sách nghiên cứu đến cả tạp chí “p.lay b.oy”. 

Từ cái “chợ trời” đi lên Chợ sách

Trước 30/4/1945, ở Sài Gòn từng có một “chợ trời” bán sách báo cũ tại góc đường Lê Lợi – Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Khu chợ trời chạy dọc bờ tường của Bộ Công Chánh và Bưu điện quận 1 và nằm đối diện dãy nhà sách trên đường Lê Lợi.

Nếu như bên kia đường là những nhà bán sách báo mới, trong đó nhà sách Khai Trí (62 Lê Lợi, sau 4.1975 là nhà sách quốc doanh Fahasa), nhà sách lớn nhất và là cột mốc không thể thiếu trong ký ức của nhiều thế hệ Sài Gòn; thì bên này đường là chợ sách vỉa hè với vô vàn sách báo cũ. Sách mới bán hạ giá và cả sách báo do lí.nh Mỹ th.ải ra trong ch.iến tr.anh, sách lượm lặt từ các gia đình đã di tản cũng đều được bán ở đây. Sách chất thành hàng núi, đổ trên vỉa hè và trên những chiếc sạp tạm bợ.

Chợ sách đường Đặng Thị Nhu xưa
Chợ sách xưa trên đường Đặng Thị Nhu vô cùng đông đúc

Sau này, chợ sách còn lấn qua phía nhà sách Khai Trí, lập tức con đường Lê Lợi trở thành một biển sách khổng lồ. Dường như cả một nền văn hóa đồ sộ của Sài Gòn bỗng chốc tràn ra vỉa hè. Cái chợ trời bán sách “lộn xộn” về cả hình thức và nội dung, được chính quyền “nhắm mắt cho qua” một thời gian. Cho đến khi trật tự giao thông bắt đầu được vãn hồi và nhất là khi phát động chiến dịch lên án, thu gom “sách báo – tài liệu phản động và đồi trụy”, thì cũng là lúc chợ sách báo trên đường Lê Lợi bị gi.ải t.ỏa.

Thay vào đó, năm 1977 đã có quyết định lập ra Chợ sách ở đường Đặng Thị Nhu với hơn 105 sạp bán, mỗi sạp khoảng 2 mét vuông, được đóng ngay ngắn, có mái tôn che nắng che mưa. Các sạp được phép dựng dưới lòng đường. Cách ba bốn sạp lại có một khoảng trống rộng để các chủ nhà hai bên đường ra vào. Chợ do Ủy ban Nhân dân quận 1 mở, có ban quản lý đàng hoàng, có quy tắc buôn bán riêng. Đây như một sự xoa dịu cho nỗi đau mất đi “chợ trời” trên đường Lê Lợi của người Sài Gòn lúc bấy giờ. Chính quyền đưa Chợ sách về đây vừa thuận tiện mua bán, vừa quản lý dễ dàng. Nhờ Chợ Đặng Thị Nhu mà nhiều gia đình chạy hàng sách còn giữ được “nồi cơm”.

>>>Xem thêm: Bộ ảnh phiên chợ Hà Nội xưa, rộn ràng người mua kẻ bán

Nơi gặp gỡ của những người “đói sách”

Ở Chợ sách Đặng Thị Nhu thời ấy có đủ các loại mặt hàng. Từ truyện cổ tích các nước, sách nghiên cứu Indochine (Đông Dương), sách dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, sách th.uốc, các loại từ điển bách khoa Anh, Pháp, các sách tranh khổ lớn của Tây Âu. Đến cả các loại tạp chí có sức hút đặc biệt với đấng mày râu như Pl.ayboy, Pe.nthouse, Pl.aymate…. Thậm chí những sách kh.iêu d.âm như “Cô giáo Thảo”, “Bảy đêm kh.oái l.ạc”, “Chú Kim” in roneo, dù sai chính tả rất nhiều nhưng vẫn bán chạy.

Vì có nhiều thể loại sách, nên người đến đây cũng có đủ kiểu người. Đông đảo nhất phải kể đến những tầng lớp tri thức, ham tìm hiểu, nghiên cứu. Đối tượng này phải gọi là những “con mọt sách”, “tín đồ sách” chính hiệu. Có những người từ tận Hà Nội vào đây lùng mua không những các sách báo nổi tiếng của Sài Gòn mà còn tìm các sách văn thơ tiền chiến (trước 1945), kể cả các bài nhạc đã “rơi vào vùng c.ấm” sau năm 1954 ở miền Bắc. Còn người Sài Gòn, nhất là tuổi trung niên, đến đây không chỉ tìm kiếm kiến thức mà có lẽ còn muốn tìm lại những ký ức của một đời sống xưa đã giã biệt.

Chợ sách đường Đặng Thị Nhu xưa
Chợ sách có đủ loại sách, vì thế mà cũng có đủ loại người

Ở đây cũng có cả những gã trai mới lớn, đam mê tìm hiểu về cái gọi là “chuyện s.inh l.ý” và có cả những đứa trẻ ngây thơ ham mê chuyện tranh và báo hoa như Spirou, Lucky Luke, Thiếu Nhi đóng bộ, Tuổi Hoa, Thời Nay… Những đứa trẻ thời ấy vui thích khi được “đọc chui” truyện trong hiệu sách, toàn là những “món ăn” cũ – kiến thức và giải trí, một vài năm trước đã biết qua, nay vẫn thòm thèm.

Chợ sách đường Đặng Thị Nhu xưa
Sinh viên ghé đến Chợ sách rất đông

Số lượng sinh viên đến với Chợ sách Đặng Thị Nhu có lẽ là đông đảo hơn cả. Bởi ở đây, họ tìm được nhiều loại sách báo hiếm hoi, không thấy hoặc không mượn được ở thư viện trường hay thư viện thành phố. Đặc biệt, ở Chợ sách Đặng Thị Nhu, có có nhứng “từ điển sống” là những chủ sạp hay những người mua “lão làng” biết vanh vách về chuyện sách vở đời xưa, đời nay. Cứ thế, chợ sách với đủ loại người chộn rộn bao năm, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Sài Gòn.

Chợ sách đóng cửa – “mảnh vỡ” của thị thành sôi động

Năm 1981, có một đợt kiểm kê sách diễn ra làm dân bán sách bấn loạn. Nhưng sau đợt đó thì cũng “đâu vào đấy”, những sách không thuộc danh sách cấm vẫn được trả lại để các hộ kinh doanh. Mãi đến năm 1983, chính quyền cho kiểm kê lần nữa. Và lần này, toàn bộ sách của các sạp bị buộc bán ký gửi trong cửa hàng nhà nước. Đó là cửa hàng chuyên bán sách cũ của Quốc doanh phát hành sách (tiền thân của Công ty Fahasa bây giờ), đặt tại số 117 Lê Lợi.

Sách bán ký gửi trong cửa hàng nhà nước nếu bán được thì chủ sách dẽ được nhận tiền lời khoảng 10%. Vẫn có lời lãi, vẫn có đồng ra đồng vào nhưng tài sản lớn nhất của cả chủ sạp và người mua là ngôi chợ sách thì không còn nữa. Chợ sách Đặng Thị Nhu đã được “cải tạo” một cách êm ái nhưng cũng thật đau lòng.

Chợ sách đường Đặng Thị Nhu xưa
Khi chợ sách bị ph.á b.ỏ, Sài Gòn như mất đi một món ăn tinh thần giá trị

Thế là Sài Gòn không còn chợ sách nữa, các hộ bán sách cũng có mang sách đến bán ở các con phố khác nhưng cũng không tồn tại được lâu. Trường hợp điển hình là vào năm 1988, Chợ sách đã “tái xuất giang hồ” trên vỉa hè dọc bờ tường Tiểu học Trần Hưng Đạo, góc Trần Đình Xu (Phát Diệm cũ). Chính Công ty Phát hành sách quận 1 đã mở tại đây khoảng 8 sạp bán sách cũ, bên cạnh các sạp văn phòng phẩm. Quầy sạp của chợ sách nhỏ này khá xinh xắn, là “dư âm” nối dài của Chợ sách Đặng Thị Nhu. Nhưng đến năm 2006, các sạp này lại bị “dẹp tiệm”, trả lại vỉa hè cho công cộng.

Nhiều người bán sách cũ một thời vẫn tiếc nuối. Mừng sao, cuối cùng cũng có một chút bù đắp cho Sài Gòn khi cuối năm 2015, đường sách Nguyễn Văn Bình đã ra đời với một ban quản lý chính thống của nhà nước, trở thành không gian văn hóa, du lịch, nơi gặp gỡ của những người yêu sách.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *