Chùm ảnh: Chất riêng của người phụ nữ Bắc Kỳ những năm 1920

Người phụ nữ Bắc Kỳ qua những bức ảnh màu cực kỳ sống động về Hà Nội thời kỳ 1920 mang một nét đẹp rất riêng biệt.

Là những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội

Nếu như lần trước, chúng ta đã được ngắm nhìn Hà Nội qua những thước ảnh đen – trắng cực kỳ ấn tượng tại triển lãm Hà Nội – Mảnh đất hóa tâm hồn của John Ramsden, thì lần này, lại có thêm một triển lãm với rất nhiều bức hình màu quý giá của Hà Nội trong những năm 1915 – 1920. Sự ra đời của những bức ảnh này là một câu chuyện kỳ khôi.

Một trong số những bức hình màu quý giá của Hà Nội trong những năm 1915 – 1920

Vào năm 1909, Albert Kahn – một chủ nhà băng giàu có đã khởi động một dự án tưởng như không thể thời bấy giờ: Đó là tạo một kho ảnh màu cho tất cả các đất nước, dân tộc trên thế giới. Albert Kahn đã bỏ rất nhiều tiền bạc để đưa người đi khắp nơi và thực hiện dự án này. Và tại Việt Nam, người được cử đến chụp chính là Leon Busy .Leon Busy vốn là một trung úy hậu cần của quân đội Lê dương Pháp. Ông đã cầm máy đi khắp nước Việt Nam và chụp được hơn 1700 tấm ảnh trong suốt thời kỳ 1914 – 1917.

Và triển lãm lần này chính là lần đầu tiên, những bức ảnh của Leon Busy được “bước ra ánh sáng”. Triển lãm trưng bày 60 bức ảnh màu của ông được chụp cách đây hơn 100 năm. Chọn lọc từ hơn 1700 bức ảnh do nhiếp ảnh gia Leon Busy thực hiện, triển lãm được chia thành 2 chủ đề: “Đời sống thường nhật – các ngành nghề và xã hội” và “Môi trường và đức tin”, triển lãm ảnh đã đưa ta tới mọi ngõ ngách của cuộc sống người dân Hà Nội thời kỳ những năm 1920.

Triển lãm trưng bày 60 bức ảnh màu của Leon Busy được chụp cách đây hơn 100 năm
Bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa

Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất “chịu chơi” vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Tham tán công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thị Bích Huệ, cho biết: Là một người Hà Nội, bà cảm thấy thực sự xúc động khi xem triển lãm, khi được ngắm nhìn lại những góc phố quen thuộc vẫn còn đó, cũng như được khám phá những hình ảnh lịch sử của một số địa điểm nay đã đổi thay.

>>> Xem thêm: H̼o̼à̼i̼ ̼n̼i̼ệ̼m̼ về Hà Nội xưa qua những bức ảnh đ̼ộ̼c̼ ̼đ̼á̼o̼ ở phố c̼ổ̼ năm 1990

Chất riêng của người phụ nữ Bắc Kỳ ngày ấy

Trong số những bức ảnh về cuộc sống Hà Nội, ta có thể thấy được nổi bật nhất là hình ảnh những người phụ nữ Bắc Kỳ ngày xưa. Bạn có thể thấy bất ngờ bởi những bức ảnh này khá khác so với ảnh thường chúng ta vẫn hay xem. Bởi lẽ, vào thời kỳ đó, những bức ảnh này được chụp và tráng với kỹ thuật của anh em nhà Lumiere.

Và cũng chính bởi kỹ thuật và phương pháp xử lý cũ, thế nên những bức hình của Leon Busy mang một màu sắc rất đặc biệt. Vừa cũ kỹ, vừa ấm áp lại có gì đó rất mờ ảo, như một bộ phim nhựa. Hơn nữa, Leon còn chụp với những góc hình rất chuẩn mực, tinh tế và đầy cảm xúc, thế nên những bức ảnh này đã lột tả được hết cuộc sống của người dân Hà Nội bấy giờ.

Tục têm và ăn trầu cũng là nét sinh hoạt đời thường không thể thiếu của các thiếu nữ và người đã có chồng ở Việt Nam thời xưa.
Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa… là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa
Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen thắt lưng sáng màu, nón ba tầm
Hai cô thôn nữ vừa đi hái rau muống mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ
Mọi vẻ đẹp hình thể đều được tôn trọn qua loại trang phục này.
Trong khi phụ nữ lao động thường mặc áo yếm màu nâu, đen…

Những bức ảnh màu đầu tiên này còn thể hiện rõ sự phân biệt đẳng cấp xưa. Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Điều tuyệt hơn cả là những bức hình này đã mang tới cho ta những khoảnh khắc “hiếm có khó tìm” của Bắc kỳ thời kỳ mới bị chiếm đóng vài chục năm, với cảnh vật hoang sơ, mộc mạc và đặc biệt hơn là hình ảnh những công trình nay chỉ còn là phế tích như Lăng mộ Hoàng Cao Khải. Bên cạnh những bức hình quý giá, triển lãm lần này còn mang đến khoảng 10 thước phim ngắn đen – trắng ghi lại cuộc sống thời kỳ đó, để mang tới cho người xem cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của người dân Hà Nội những năm đầu thời kỳ Pháp thuộc.

Theo Kênh 14

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *