Thể thao “hiện đại” du nhập vào đất Sài Gòn trước 1975: Chỉ giới quý tộc mới có đủ “tầm” chơi

Quần vợt, hay tennis trở thành môn thể thao được nhiều người ưa thích ở Sài Gòn những năm trước 1975. Mặc dù quần vợt chỉ dành cho giới quý tộc, thế nhưng khi du nhập vào đất Sài Gòn trước năm 1975, đã cõ những người đi lên từ con số 0. 

Môn quần vợt ở Sài Gòn những năm trước 1975

Thực tế môn quần vợt du nhập vào Sài Gòn bắt đầu từ một câu lạc bộ người Pháp, Cercle Sportif Saigonnais. Quần vợt trở thành môn thể thao dành cho giới thượng lưu người Việt. Chỉ trong vòng vài năm đã có nhiều các hội thể thao quần vợt đã được thành lập ở Saigon, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Vũng Tàu và các tỉnh khác ở Nam Kỳ.

Mặc dù chỉ dành cho giới quý tộc, nhưng có những tên tuổi đi lên quý tộc từ việc “nhặt banh” ở sân quần vợt.

Từ nhặt banh đi lên giới thượng lưu

Giai thoại trong làng quần vợt ở Sài Gòn phải kể đến 3 nhân vật nổi bật là Nguyễn Văn Chim, Huỳnh Văn Giao và Võ Văn Bảy. Cả ba đã từng đoạt được các giải trong và ngoài nước và đã từng tham dự giải Grand Slam Giải quần vợt mở rộng Pháp (French Open) năm 1931 (Chim và Giao) và 1954 (Võ Văn Bảy). Riêng Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao cũng được đăng ký tham dự gỉi Grand Slam khác là Wimbleton năm 1931. Hiện cho đến nay chưa có người Việt nào đạt được thành tích như ba quần vợt nổi tiếng này trong quá khứ.

Tay vợt Chim và Giao được nhắc đến trong cuốn sách “100 năm quần vợt Việt Nam – Một thời vàng son trăn trở”

Như đã đề cập ở trên, hai quần vợt người Việt nổi tiếng trong giai đoạn đầu là Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao, được khán giả và dân chúng gọi là Chim và Giao. Cả hai đánh cho hội Cercle Sportif Annamite do ông Triệu Văn Yên là chủ tịch và cũng là ông bầu của hai quần vợt này. Tiếng tăm của Chim và Giao trong giới quần vợt lan ra tất cả mọi tầng lớp trong xã hội từ Nam ra Bắc.

Quảng cáo bán vợt tennis của Lâm Quang Vinh và Chim (Écho Annamite 9/9/1927)

Trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng có nhắc đến tên hai cây vợt nổi tiếng này khi tả Xuân tóc đỏ lúc làm chân nhặt banh trong sân quần vợt ở Hà Nội và mơ tưởng có ngày sẽ đựợc như Chim và Giao. Chim và Năm Nửa (một cây vợt cũng nổi tiếng cùng thời) lúc đầu chỉ đi làm nghề lượm banh trong các sân quần vợt ở Sài Gòn nhưng qua sự kiên nhẫn học hỏi kỷ thuật đánh quần vợt đã trở thành tay các vợt lừng danh.

Chim và Giao (trên) và Triệu-văn-Yên (Nguồn: báo L’Avant-Garde 24/7/1929 trong bài phóng sự về trận đánh quần vợt giữa Chim và Giao và 9/8/1929 về Chim và Giao ở Singapore)

Thực tế, thời kỳ này, người Việt giới thượng lưu chỉ chơi tennis một cách bông đùa, hoặc ít có sự nghiêm túc trong việc tập môn thể thao như quần vợt. Vì vậy, chỉ có một nhóm người nói trên là vực lên từ những người nhặt banh ở sân quần vợt. Họ đã đổi đời, và làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế qua các giải đấu ở nước ngoài.

Danh tiếng của Chim và Giao giờ đây khắp Đông Dương và Viễn Đông đều biết. Ngày 6/1/1930, triều đình Huế đã chính thức ban thưởng huy chương Nam Việt Long Bội Tinh chức kỵ sĩ (Ordre impérial du dragon d’Annam, chevalier) cho Triệu Văn Yên, ông bầu của Chim và Giao, còn Chim và Giao được trao Kim Tiền huy chương hạng ba (sapèque d’or, troisème classe).

Theo báo Écho Annamite (6/1/1930), cả ba đã có ghé Huế, trong những chuyến đi chu du đánh quần vợt và đã có nhiều người trước đây đề nghị đến triều đình thưởng huy chương cho họ, nay ngày 6/1/1930 thì họ đã được triều đình An Nam chính thức công bố.

Về cơ bản, trước những năm 1975, bộ môn chỉ dành cho giới thượng lưu, trừ một vài trường hợp ngoại lệ. Nhờ du nhập vào Sài Gòn và được đông đảo quần chúng đón nhận, kể từ đó, môn quần vợt trở nên nổi tiếng không chỉ ở Sài thành mà còn được đem cả vào văn học – nơi Vũ Trọng Phụng biến sân quần vợt trở thành một trong những sân khấu của màn kịch “hạnh phúc một tang gia”.

>>> Xem thêm: Chùm ảnh hiếm về vị đại gia giàu thứ nhì Sài Gòn đầu thế kỷ XX: Tiền bạc, điền sản, quyền lực không thiếu gì

Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *