Đà Lạt 1970 – 1980: Những khung cảnh huyền thoại trong lịch sử

Sau nhiều thập kỷ trôi qua, Đà Lạt ngày càng phát triển, dần thay đổi với những giá trị khác nhau. Cùng theo dõi bộ ảnh chụp Đà Lạt những năm 1970 – 1980 để thấy được một Đà Lạt đã trải qua quá trình phát triển như thế nào.

Đôi nét giới thiệu về thành phố Đà Lạt

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.

Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893.

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam

Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm h̼o̼a̼n̼g̼ ̼v̼u̼, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.

Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm

Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼t̼r̼a̼n̼h̼ cùng giai đoạn k̼h̼ó̼ ̼k̼h̼ă̼n̼ những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố khá đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, hướng đến là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX.

Đà Lạt là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam

Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng.

Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện…, một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa.

Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

>>> Xem thêm: Hình ảnh hiếm về “thành phố ngàn thông” Đà Lạt năm 1966

Những khung cảnh huyền thoại của Đà Lạt trong lịch sử

Những bức ảnh chụp Đà Lạt 1970 – 1980 sẽ giúp quý độc giả cό cái nhìn xuyên suốt hơn về một thời huy hoàng của thành phố nghỉ dưỡng này.

Cầu thang chợ lên khu Hὸa Bὶnh

Cầu thang chợ lên khu Hὸa Bὶnh, 1971. Những người phụ nữ trong trang phục truyền thống ngồi ở cầu thang bên gánh hàng rong. Những gánh hàng rong có lẽ là hình ảnh quen thuộc với người dân Việt Nam. Đó là nét đẹp lao động và cũng là dấu ấn khó quên đối với người dân Đà Lạt. Hình ảnh những cô hàng rong mặc áo dài nâu, quần đen hoặc trắng dường như đã quá quen thuộc dù mưa hay nắng.

Trường Yersin năm 1968, sau này là trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Cổng trước trường Yersin năm 1968
Sinh viên của trường Lycee Yersin năm 1948

Toàn cảnh trường Yersin và một gόc hồ Xuân Hương phía xa, 1968. Có thể thấy Đà Lạt thời kỳ này dân cư còn rất thưa thớt. Đà Lạt trước đây được biết đến như một mảnh đất yên bình, ít xe cộ, tách biệt với những ồ̼n̼ ̼à̼o̼ nơi phố thị. Những con đường c̼ũ̼ ̼k̼ĩ̼, giản dị mà nhuốm màu thời gian.

Vὸng xoay cầu ông Đạo năm 1970
Một gόc đường Duy Tân, nay là đường 3 tháng 2
Gόc phố khu trung tâm Hὸa Bình

Ngày đó, Đà Lạt ít nhà cao tầng, chủ yếu là những mái nhà nhỏ xinh, ẩn mình giữa những hàng cây. Xung quanh đâu đâu cũng thấy cây xanh, đồi thông xào xạc. Những năm tháng ấy, Đà Lạt thật sự an yên, đậm chất Việt.

Một gόc gian hàng trái cây và rau ở chợ Đà Lᾳt năm 1961
Một người phụ nữ mặc đồ bà ba đứng trước chợ Đà Lạt năm 1968
Hai anh lính chế độ cũ tạo dáng trước cổng chợ Đà Lạt
Một gόc chợ Đà Lạt năm 1970

Một gόc chợ Đà Lạt năm 1970. Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi là “trái tim” của thành phố Đà Lạt. Chợ được khởi công xây dựng trên một vùng đất s̼ì̼n̼h̼ ̼l̼ầ̼y̼, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Sau khi chợ được xây, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tham gia chỉnh trang chợ ở các hạng mục mặt tiền, cầu nổi bê tông, khu công viên trước chợ, và các dãy phố lầu xung quanh chợ.

Toàn cảnh trường Yersin và một gόc hồ Xuân Hưσng phía xa
Một gόc hồ Xuân Hưσng nhìn từ đồi Cù.

Một gόc hồ Xuân Hưσng nhìn từ đồi Cù. Đồi Cù Đà Lạt được gọi là một thắng cảnh bình yên giữa cao nguyên Lâm Viên. Đồi Cù là một khoảng đất trống, có diện tích rộng rãi, nằm an yên ngay cạnh hồ Xuân Hương. Đứng từ quảng trường, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Đồi Cù tựa như một dải lụa xanh mềm mại, vắt ngang qua mặt nước phủ sương.

Sánh vai với Đồi Cù, hồ Xuân Hương Đà Lạt làm say đắm biết bao nhà thơ, nhà văn từ bao nhiêu thế hệ. Đây là điểm du lịch được nhắc tới như một biểu tượng của thành phố hoa quy tụ nhiều cảnh đẹp lãng mạn, trữ tình để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách.

Theo Ewiki, Tạp chí Đáng nhớ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *