Hình ảnh quý về 25 năm tồn tại của trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

Hình ảnh quý về 25 năm tồn tại của trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là một cơ sở đào tạo s.ĩ q.uan của Q.uân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Trường chỉ hoạt động trong 25 năm từ năm 1950 đến năm 1975.

Hoài niệm trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

Tiền thân của trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là Trường S.ĩ q.uan Việt Nam ở Đập Đá (Huế). Ngôi trường này thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 1948 để đào tạo nhân sự chỉ huy cho Q.uân đội Quốc Gia Việt Nam. Sau hai năm hoạt động, trường được chuyển lên Đà Lạt và từ đó có cái tên mới là Trường Võ bị Liên q.uân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes). Trường bắt đầu đi vào hoạt đồng từ ngày 5 tháng 11 năm 1950.

Kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959, theo nghị định của Bộ Quốc phòng, trường được đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện s.ĩ q.uan hiện dịch cho ba q.uân chủng: hải q.uân, lục q.uân, và không q.uân cho Q.uân đội VNCH.

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Trường Võ bị QUốc gia Đà Lạt nhìn từ trên cao

Năm 1961, cơ sở học đường mới được xây cất trên ngọn đồi 1515 ở phía bắc thành phố. Thời gian huấn luyện cho mỗi khóa cũng được thay đổi theo từng năm. Năm 1948, từ khi còn đặt cơ sở ở Huế, thời gian huấn luyện là 9 tháng. Năm 1957, thời gian huấn luyện tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 một đợt huấn luyện kéo dài hai năm.

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Khuôn viên rộng của trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

>>> Có thể bạn quan tâm: Nữ sinh trường Đồng Khánh – Huế: Vẻ đẹp vượt thời gian trong ảnh tư liệu hiếm năm 1942

Đến giữa thập niên 1960, khóa học của Trường Võ bị Đà Lạt là chương trình 3 năm. Đến năm 1966, khóa học với 4 năm đào tạo bắt đầu được áp dụng. Hai năm đầu sinh viên mang cấp trung sĩ, hai năm sau lên hàm chuẩn úy và học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy.

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Khẩu hiệu của trường

Khóa học có những môn v.ũ k.hí, truyền tin, tác c.hiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm hình mẫu xây dựng chương trình học. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba q.uân c.hủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không q.uân, 1/8 thuộc Hải q.uân và 3/4 thuộc Lục q.uân.

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Những người l.ính đang duyệt binh

Học trình của trường Võ bị lúc đầu tương đương với trường cao đẳng và được coi như hoàn tất bằng tú tài toàn phần (I & II). Chính vì thế, sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học. Đến năm 1966, học trình được đánh giá ngang hàng với bằng cử nhân đại học, tương đương với các trường võ bị quốc tế.

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Các sinh viên bước đều đến lớp

Sau năm 1975, Chính phủ VNCH sụp đổ, trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt bị giải thể. Chính quyền mới tiếp quản cơ sở và dùng làm Học viện Q.uân sự, rồi đến năm 1981 thì mang tên Học viện Lục q.uân Đà Lạt.

Bên trong trường Võ bị Quốc gia

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Sinh viên s.ĩ q.uan Đà Lạt cạnh một thiết bị thí nghiệm về lưu chất
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Sinh viên s.ĩ q.uan tại phòng thí nghiệm nặng với thiết bị mô phỏng thủy triều
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Đọc sách tại thư viện của trường
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Các sinh viên đang đọc sách
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Trong lớp học Anh ngữ
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Phòng thí nghiệm
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Nghiên cứu địa hình c.hiến đ.ấu
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Một lớp học võ
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Giường ngủ của các sinh viên
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Tuyên thệ trong buổi lễ mãn khóa Khóa 5 Hoàng Diệu (Tháng 4/1952)
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Quốc Trưởng Bảo Đại trao gươm cho sinh viên Thủ khoa Dương Hiếu Nghĩa
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Sinh viên trong buổi diễn binh tại Sài Gòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *