Chùm ảnh: “Lặng lẽ Sa Pa” 100 năm trước

Cổ trấn Sa Pa 3 thập kỷ trước trong mắt nhiếp ảnh gia người Đức

Sa Pa của hơn 100 năm trước chưa ồn ào đông đúc như bây giờ, khi ấy Sa Pa chỉ là một mảnh đất tập trung những nhóm dân tộc thiểu số. Sau này, người Pháp mới biến Sa Pa thành mảnh đất du lịch hút khách như ngày nay.

Kiến trúc SaPa hơn 100 năm trước

Sa Pa hay rộng hơn là tỉnh Lào Cai, từ lâu đã là nhà của nhiều sắc dân thiểu số, bao gồm H’mông, Dao, Phù Lá, Giáy. Vào cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp bắt đầu cho tiến hành cuộc điều tra dân số ở Sa Pa. Những đoàn xe đầu tiên đã đến Lào Cai vào năm 1898. Năm 1903, làng Sa Pa lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Việt Nam. Tên gọi Sa Pa đến từ hai từ “Sa Pả” trong tiếng H’mông. Thời gian người Pháp ở đây, họ gọi thị trấn này với tên gọi “Cha Pa”, một cách gọi lãng mạn hóa từ tên “Sa Pả”.

Nền móng du lịch của Sa Pa được “đặt viên gạch đầu tiên” vào năm 1917. Khi đó, một trung tâm lữ hành được mở ra ở đây. Khách sạn đầu tiên của Sa Pa mang tên Hotel du Fansipan, được xây dựng trên con đường chính của thị trấn. Năm 1920, tuyết đường sắt Hà Nội – Lào Cai được đưa vào hoạt động và kéo theo hàng trăm khách sạn, khu nghỉ dưỡng mọc lên khắp thị trấn.

Từ thập niên 1980, thị trấn nhỏ này chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của người Kinh, những người từ đồng bằng đến đây để tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ hoạt động du lịch. Dưới đây là những bức ảnh ghi lại hình ảnh của Sa Pa từ năm 1920 đến 1929, khi còn là một ngôi làng ít dân cư.

Sa Pa 1920 -1929
Trên một con phố chính của Sa Pa đã có sự xuất hiện của những ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây, trên đường đã có xe ô tô qua lại.

Sa Pa 1920 -1929

Quang cảnh Sa Pa thập niên 1920, hình chụp từ biệt thự của Thống sứ Bắc Kỳ.

Sa Pa 1920 -1929

Một trường học sinh bản sứ với phần mái được lợp bằng những mảnh gỗ Pơmu dùng rìu để tách cho thớ gỗ dài nguyên không bị nứt khi dầm mưa , dãi nắng. Trên đầu tấm có đục một lỗ nhỏ để xỏ dây mây vào buộc lên đòn tay , xếp gối đầu nhau . Không dùng đinh đóng. Trong nhà thường tối mờ, khi trời khô ráo dùng sào đẩy kênh một tấm ở giữa nhà sang cạnh để lấy ánh sáng. Đêm hoặc trời mưa lại lấy cây sào trúc đẩy xếp trở lại bình thường .
Gỗ của cây Pơmu đỏ , tách dầy dặn có thể dùng được trên 30 năm mới chuyển xuống lợp chuồng gia súc.

Sa Pa 1920 -1929

Trong ảnh là Công ty vận tải ô tô Stein.

Sa Pa 1920 -1929

Điểm khởi đầu của dịch vụ bưu chính được trợ giá. Khi ấy ở Sa Pa đã có những đường dây tải điện.

Sa Pa 1920 -1929

Khách sạn Le grand.

Sa Pa 1920 -1929

Quang cảnh Sa Pa nhìn từ trại lính tập Annam. Thời ấy các công trình vẫn còn rất thưa thớt và ít dân.

Sa Pa 1920 -1929

Phiên chợ của người Sa Pa xưa, có những chiếc lán để thương nhân ngồi bán hàng. Thấp thoáng bóng dáng của một người đàn bà người Kinh với chiếc khăn mỏ quạ, mặc áo từ thân đang đi xuống.

Sa Pa 1920 -1929

Đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ đều tha gia phiên chợ.

Sa Pa 1920 -1929

Hai người phụ nữ lào Cai trong phiên chợ.

Sa Pa 1920 -1929

Hai người đàn ông đội nón, mang gùi lên rẫy.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cổ trấn Sa Pa 3 thập kỷ trước trong mắt nhiếp ảnh gia người Đức

Ảnh màu về SaPa 199X

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Người Dao đỏ là một trong những dân tộc thiểu số sống ở Sa pa, trong ảnh là cô gái với trang phụ đặc thù của người Dao đỏ.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Những cô gái Dao đỏ mang đậm nét đẹp sơn nữ đầu thập niên 90.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Những cô gái người Dao đỏ đang ngồi nghỉ chân bên một gốc cây vệ đường.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Một người phụ nữ Giao Chỉ tay cầm dù, bàn chân trần xòe ngón đặc trưng người Giao Chỉ.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Cùng H’Mông, Dao, Tày, Xã Phó, Giáy cũng là một trong 5 tộc người thiểu số sinh sống tại Sapa.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Hai cô gái Giáy giữa buổi chợ phiên.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Chợ phiên thời ấy không bày bán những mặt hàng du lịch như thỏ cẩm, vòng bạc như bây giờ. Thời đó, chợ phiên chủ yếu chỉ bán nhu yếu phẩm cần thiết.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Hình ảnh người trong chợ phiên tuy lấm lem nhưng lại rất khỏe khoắn, đó chính là nét đẹp lao động.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Một bữa cơm ăn vội giữa giờ nghỉ trưa.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Thuở ấy đã có nhiều người Kinh lên Sa pa để buôn bán và kinh doanh du lịch.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Một cô gái trong trang phục của người Kinh đang hăng say lao động, trên tóc vẫn cuốn lô làm đẹp.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Vào những năm 1990, Sa Pa được tái thiết. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng để phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng. Cái tên Sa pa lúc ấy đã đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Người dân Sa Pa khi đó cũng đã ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng của những con chữ.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Những con dốc dài, thẳng đứng, đặc trưng của Sa Pa.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Những cuộc giao thương có thể được thực hiện ngay trên những bậc thang đá của Sa Pa.

Sa Pa 3 thập kỷ trước

Sa Pa khi ấy đã trở nên đông đúc nhưng là một sự đông đúc được cách biệt bởi núi rừng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *