Tết Trung thu ở Hà Nội 1 thế kỷ trước có gì khác: Múa lân trên phố, đồ chơi bằng bột trộn

Tết Trung thu ở Hà Nội một thế kỷ trước qua loạt ảnh tư liệu quý của người Pháp khiến người xem không khỏi bồi hồi.

Tết Trung thu là ngày được trẻ em rất mong chờ

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Chỉ biết rằng Tết Trung thu đã có từ rất lâu đời, cách đây ít nhất 2000 năm và luôn là dịp lễ lớn được trẻ con người lớn háo hức mong chờ từ nhiều tháng trước đó.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Trên bức tường sau “sân khấu” có dòng chữ “Tết trung thu 1931”.

Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở diễu hành khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính “thương mại” hơn. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa. Bên cạnh rước đèn còn có chương trình múa lân thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16.

>>> Xem thêm: Bộ ảnh hiếm: “Thần thái” của người Hà Nội những năm 1989

Chùm ảnh Tết Trung thu ở Hà Nội những năm 1920-1930

Trẻ em mùa lân, những món đồ chơi bằng giấy, cảnh mua bán bánh Trung thu… là những hình ảnh quý giá về Tết Trung thu ở Hà Nội một thế kỷ trước.

Các ông tiến sĩ giấy với ô lọng chỉnh tể chiếm vị trí trang trọng tại một cửa hàng. Vào dịp Trung thu xưa, các gia đình ở Hà Nội thường mua ông tiến sĩ giấy về cho con cái để gửi gắm mong muốn thành đạt trên con đường học vấn.
Bên ngoài một hiệu bánh Trung thu ở Hà Nội. Bành dẻo và bánh nướng được bán nhiều trên các cửa hàng ở phố Hàng Đường (của người Việt) và Hàng Buồm (của Hoa kiều). Tại đây, thợ làm bánh trổ tài tại chỗ trước sự chứng kiến của người qua đường.
Đèn lồng đủ các kiểu được treo phía trước một quầy hàng đồ chơi Trung thu. Đèn Trung thu xưa được chế tác hoàn toàn thủ công bằng nan tre và giấy bóng rực rỡ sắc màu, là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu của trẻ em thời đó.
Cửa hàng bánh và đồ chơi bằng bột trộn màu cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu. Đồ chơi bằng bột vừa dùng để chơi, vừa có thể ăn được nên trẻ em rất thích.

Các cậu bé biểu diễn múa lân trước một cửa hàng đồ chơi Trung thu. Đầu lân và trống được bán nhiều ở phố Hàng Mã, là những thứ không thể thiếu khi múa lân – một hoạt động đặc sắc mỗi dịp Trung thu.

Gánh hàng rau phía trước một cửa hàng bán đồ vàng mã. Vào dịp Trung thu, nhiều gia đình sắm sửa thêm đồ vàng mã để đốt cho người đã mất, bày tỏ lòng thành.
Mua lân là hoạt động không thể thiếu trong dịp tết trung thu
Các cậu bé múa lân trước một cửa hàng đồ chơi Trung thu.
Trẻ em rước đèn Trung thu trên phố.

Dù là ở thời đại nào thì Hà Nội vẫn đẹp như thế nhờ cảnh và người hài hòa. Thuở ấy, Việt Nam tuy nghèo nhưng người Hà Nội vẫn luôn biết cách hướng đến những điều tốt đẹp và tâm trạng vui vẻ… Bởi vậy, nên cho dù thuở ấy có đói khổ bao nhiêu, thì khi nhìn lại những bức ảnh này, ta vẫn cảm nhận được sự yên bình. Cái yên bình ấy, không chỉ là khung cảnh, mà đã là cái hồn của Thủ đô Hà Nội…

Theo Ewiki, Tri thức và Cuộc sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *